Trồng lúa Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 8
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 8

Tác giả Nguyễn Ngọc Đệ. PhD, ngày đăng 26/01/2018

Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 8

KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA

1/ Phương pháp sạ thẳng

1.4 Sạ chay

• Chuẩn bị đất 

Ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đất được phơi khô 5 – 7 ngày, xong rải rơm đều khắp ruộng, phơi khô rồi đốt. Sau đó cho nước vào ngập ruộng, giữ trong một ngày cho ngấm vào đất. Đất khô bị nước vào đột ngột sẽ hút nước nhanh làm đất bong ra, lớp đất mặt vẫn xốp và giữ được một lượng không khí nhất định trong một thời gian, giúp rễ lúa phát triển thuận lợi trong giai đoạn đầu. Việc đốt rơm nhằm vệ sinh đồng ruộng diệt mầm sâu bệnh, cỏ dại còn lại của vụ trước; đồng thời cũng giúp cho lớp đất mặt khô hơn, tăng khả năng hút nước nhanh khi cho ngập nước trở lại. 

• Chuẩn bị hạt giống 

Có 2 cách chuẩn bị hạt giống tùy cách quản lý nước. Nếu cho nước ngập ruộng trước khi sạ thì hạt giống cần ngâm trong 24 giờ trước khi sạ để hạt đã trương nước có thể chìm xuống đất dễ dàng. Bằng cách nầy người ta có thể loại sạch hạt cỏ, hạt lép, hạt lửng trước khi sạ vào ruộng. Cách thứ hai là có thể sạ hạt giống khô đã giê sạch vào ruộng vừa đốt đồng, trước khi cho ngập nước. Thời gian ngâm đất 24 giờ cũng là thời gian ngâm cho hạt trương nước đủ để nẩy mầm. 

• Sạ 

Việc chọn giống, lượng giống và cách thức sạ trong sạ chay cũng giống như các phương pháp sạ khác. 

• Bón phân 

Việc bón phân cho lúa sạ chay cũng giống như đối với sạ ướt. Tuy nhiên, lượng phân bón lót có thể được bón chung với lần bón thúc thứ nhất. 

• Chăm sóc 

- Giữ nước: Sau khi sạ, tiếp tục giữ nước ngâm trong 24 giờ, xong thoát nước ra, chỉ giữ ruộng đủ ẩm cho hạt nẩy mầm. Nếu ruộng bị khô có thể bơm nước vào trở lại rồi tháo nước ra bảo đảm đủ ẩm cho mầm phát triển. Cho nước vào cho chiều cao cây mạ (57 ngày sau khi sạ), rồi từ đó quản lý nước như đối với ruộng sạ ướt. 

- Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh: Giống như đối với ruộng sạ ướt.

Hình 6.9. Các thời kỳ bón phân và điều chỉnh mực nước ruộng cho lúa sạ chay, với giống có thời gian sinh trưởng 100 ngày


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 9 Kỹ thuật canh tác lúa… Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 7 Kỹ thuật canh tác lúa…