Mô hình kinh tế Lở Mồm Long Móng Để Dịch Bệnh Không Còn Đến Hẹn Lại Lên
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Lở Mồm Long Móng Để Dịch Bệnh Không Còn Đến Hẹn Lại Lên

Ngày đăng 15/07/2014

Lở Mồm Long Móng Để Dịch Bệnh Không Còn Đến Hẹn Lại Lên

Dịch bệnh tiếp diễn - nguyên nhân do đâu?

Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh Long An - Nguyễn Văn Cường cho biết: “2 nguyên nhân chính khiến dịch bệnh cứ “tái đi, tái lại” là: Thứ nhất, do người dân chưa tiêm phòng vật nuôi theo đúng quy trình, lứa tuổi theo quy định, đến khi thấy có dịch bệnh xảy ra thì mới bắt đầu tiêm đối phó;

Thứ hai là tâm lý ỷ lại, chờ đợi các đợt tiêm miễn phí do ngân sách Nhà nước cấp nên khi dịch bệnh bùng phát sẽ trở tay không kịp”. Nhiều người dân chưa ý thức được tác hại của việc tiêm không đúng lịch, đúng thời điểm nên hiệu quả tiêm phòng không cao.

Còn những hộ chủ quan, nghĩ rằng sức khỏe đàn vật nuôi của mình đang tốt, “chích” cũng được không “chích” cũng không sao, đợi Nhà nước cấp vắcxin miễn phí rồi mới tiêm phòng dù giá vắcxin lở mồm long móng (LMLM) cho trâu, bò, heo nếu mua tự túc trung bình chỉ khoảng 15 ngàn đồng/liều/con. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh, phần lớn người dân chăn nuôi nhỏ, lẻ, tự phát, chuồng trại chưa bảo đảm.

Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, người chăn nuôi ít được tiếp cận với thông tin dịch bệnh, cách phòng, chống và các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thậm chí có những hộ khi gia súc mắc bệnh vẫn cố tình che giấu, không khai báo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, tình hình nhập bò Campuchia chưa tiêm chủng để nuôi vỗ béo tại các xã biên giới hoặc việc vận chuyển heo từ các tỉnh phía Bắc vào các cơ sở giết mổ trên địa bàn khiến dịch bệnh LMLM vẫn luôn là mối nguy chực chờ bùng phát.

Thay đổi nhận thức mới chuyển biến hành vi

Ông Lê Văn Đính (ấp 6, xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ) cho biết: “Gia đình tôi nuôi 9 con bò thịt. Qua các lớp tập huấn, tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong chăn nuôi! Tham gia các lớp tập huấn, tôi và người dân nơi đây thấy được tầm quan trọng của việc tiêm chủng đúng lịch khuyến cáo của cơ quan Thú y trong phòng, chống dịch bệnh".

Còn anh Đoàn Minh Sơn (ấp Gò Chuối, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng) chia sẻ: “Trước đây, tôi nuôi bò đẻ nhưng từ năm 2010 đến nay thì chuyển qua nuôi bò vỗ béo do lợi nhuận cao hơn, mau thu hồi vốn.

Mua bò từ Campuchia chưa qua tiêm chủng nên tôi cũng lo. Được tham gia các lớp tập huấn, tôi có thể nhận biết được các biểu hiện của 2 bệnh nguy hiểm trên trâu, bò là bệnh toi (tụ huyết trùng) và LMLM cùng cách phòng bệnh.

Trước đây, tôi cũng như những hộ xung quanh ai cũng e ngại việc tiêm ngừa trên bò đang mang thai, sợ bị sẩy thai hoặc bò con chậm lớn. Thế nhưng, khi được cán bộ ngành Thú y giải thích, chúng tôi đã hiểu và yên tâm về sức khỏe của đàn gia súc nếu được tiêm phòng đầy đủ”.

Theo Trưởng Trạm Thú y huyện Đức Huệ - Trần Văn Thống, ngoài truyền thông bằng xe máy, phát thanh và tổ chức lớp tập huấn của Chi cục Thú y thì trạm cũng tổ chức thêm 20 lớp tương tự trong huyện, đặc biệt ở những xã, ấp tập trung số lượng trâu, bò nhiều.

Do tập quán chăn nuôi từ trước đến giờ, người dân vẫn rất “e dè” với việc tiêm phòng trâu, bò đang mang thai nên công tác vận động, tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có người còn yêu cầu cán bộ Thú y cam kết phải chịu trách nhiệm nếu gia súc sẩy thai. Tuy nhiên, qua những lớp tập huấn này, người dân dần thay đổi nhận thức và sẵn sàng hợp tác trong công tác phòng dịch trên đàn vật nuôi của gia đình.

Có thể nói, tuyên truyền, dù dưới hình thức nào thì cũng chính là biện pháp căn cơ, để người dân thay đổi nhận thức, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Việc tổ chức các lớp tập huấn, ngoài cung cấp các kiến thức cần thiết, giải đáp thắc mắc cho người dân, cán bộ Thú y còn nắm được số điện thoại của từng nông dân để thỉnh thoảng gọi hỏi thăm, tư vấn trong chăn nuôi.

Qua những nỗ lực trên, hy vọng rằng nhận thức của người dân sẽ dần thay đổi, không còn thờ ơ, ỷ lại, sẵn sàng phối hợp cùng cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, để dịch bệnh không còn là nỗi lo “đến hẹn lại lên”!


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mì Tuột Giá, Nông Dân Thiệt Nhiều Đường Mì Tuột Giá, Nông Dân… Mua Xương Bán Thịt Mua Xương Bán Thịt