Tin nông nghiệp Mô hình nuôi Chồn hương
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mô hình nuôi Chồn hương

Tác giả ThaiBinhTV, ngày đăng 13/06/2019

Mô hình nuôi Chồn hương

Chồn hương là loại động vật hoang dã nhưng khi được nuôi nhốt trong chuồng sẽ được thuần hóa, chúng trở thành loại con đặc sản và có giá trị kinh tế cao. Tại Thái Bình, ông Đoàn Văn Nghiên và Đoàn Văn Nguyện, xã Vũ Lạc, Thành phố Thái Bình đã nuôi chồn hương được 2 năm. Kết quả cho thấy nuôi chồn hương không khó mà hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi chồn hương của hai anh em ông Đoàn Văn Nghiên, xã Vũ Lạc, Thành phố Thái Bình sau hai năm đã tăng số lượng gần 100 con. Năm 2017, khi bắt đầu nuôi, ông Đoàn Văn Nghiên chỉ nuôi 70 con. Nhưng sau 1 năm, chồn hương sinh sản, số lượng con tăng, đồng nghĩa với việc, mô hình đã bắt đầu cho thu hoạch.

Ông Đoàn Văn Nghiên - Xã Vũ Lạc: Chồn hương ngày ngủ đêm thức cho ăn chỉ 1 bữa cháo vào ban đêm và ban ngày chỉ cho chúng ăn 1 bữa chuối nên chúng ta có thể làm việc khác.

Việc chăm sóc chồn hương không tốn công sức, hàng ngày chỉ mất công dọn vệ sinh sạch sẽ. Nếu trước kia, nuôi tự nhiên thức ăn yêu thích của chồn hương là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe, mít, rễ cây,  nay chồn hương nuôi tại nhà của hai anh em ông Nghiên chỉ ăn chuối tây chín và không ăn các loại chuối khác. Cháo nấu trắng hoặc hầm cá và hầm xương, đặc biệt, chồn hương ăn nhạt nên cho ít muối. Do vậy, chi phí cho chồn hương mỗi ngày chỉ tiêu tốn 2000 - 3000 đồng cho mỗi con.

Ông Đoàn Văn Nguyện - Xã Vũ Lạc: Chồn hương là loại động vật hoang dã nên khi nuôi tôi phải xin giấy phép từ chi Cục kiểm lâm và báo cáo chính quyền địa phương. Đây là động vật quý hiếm không cho phép vận chuyển khi không rõ nguồn gốc.

Theo cách nuôi của hai anh em ông Đoàn Văn Nghiên và Đoàn Văn Nguyện thì chuồng nuôi phù hợp làm bằng lưới sắt B40 hoặc có thể đan bằng gỗ, tre nhưng phải có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được. Để tránh lãng phí, mỗi chuồng chỉ cần làm kích cỡ chiều cao cỡ 60 cm, chiều rộng 60 cm đối với mỗi con và có thể làm tầng nếu nuôi nhiều.

Thực tế, chồn hương nuôi thả tự nhiên 1 năm chỉ sinh sản 1 lứa nhưng khi nuôi thuần, chồn hương có thể cho sinh sản 1 năm 2 lứa, còn thức ăn đã giản đơn hơn nhiều so với trước. Hiện nay, giá bán trên thị trường là 7 triệu đồng/1 cặp chồn hương sinh sản, chồn thương phẩm nuôi tối đa đạt 3-6 kg/con. Theo tính toán của anh em ông Nghiên, nếu nuôi chồn hương có lãi, người nuôi có thể đầu tư khoảng 5 cặp. Như vậy, chi phí bỏ ra không nhiều nhưng người nuôi chồn có thể thu lãi ngay trong năm đầu.

Ông Lê Viết Vĩnh- Chủ tịch Hội nông dân xã Vũ Lạc, Thành phố Thái Bình: “ Qua thăm mô hình, chúng tôi cũng yêu cầu anh Nghiên sẽ chuyển giao kỹ thuật nuôi cho những hội viên nông dân trong xã khi tham quan mô hình và có ý định nuôi…

Hiện nay, mô hình nuôi chồn hương của hai anh em  ông Đoàn Văn Nghiên, xã Vũ Lạc, Thành phố Thái Bình đã có đầu ra. Mô hình cho thấy việc đầu tư và tìm các loại cây con mới nếu liên kết bao tiêu sản phẩm, người nông dân sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao trên chính mảnh đất quê hương mình.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mô hình nuôi con đặc sản của nông dân xã Đông Hòa Mô hình nuôi con đặc… Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 11 – 17/6) Những dịch bệnh hại cần…