Mô hình kinh tế Người Trồng Cao Su Điêu Đứng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Người Trồng Cao Su Điêu Đứng

Ngày đăng 14/07/2014

Người Trồng Cao Su Điêu Đứng

Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền ở 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa (Phú Yên) đang điêu đứng vì giá cao su giảm mạnh. Một số người bỏ vườn, không cạo mủ vì không đủ tiền thuê nhân công.

Hiện các thương lái mua mủ cao su với giá 11.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với cách đây 1 năm. Với giá mủ như hiện nay, người trồng cao su không tính đến việc cạo mủ vì không đủ chi phí thuê nhân công. Ông Nguyễn Văn Quảng ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) trồng 3ha cao su cho hay: Năm ngoái, dù giá có giảm đôi chút nhưng gia đình tôi cũng thu được 40 triệu đồng/ha.

Còn năm nay tôi cũng như nhiều người khác, không ai muốn cạo mủ vì giá quá rẻ”. Còn ông Đinh Văn Quyền có vườn cao su rộng 2ha thì nhẩm tính: Giá nhân công hiện nay 150.000 đồng/ngày, trong khi đó một ngày chỉ cạo khoảng 10kg mủ nên không đủ tiền trả nhân công.

Ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa cho biết, huyện có 860ha cao su, trong đó 480ha cao su tiểu điền, năng suất bình quân khoảng 80 tạ mủ/ha. Địa phương tập trung tuyên truyền, tập huấn cho nông dân kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch mủ cao su, tuy nhiên năm nay giá cao su giảm mạnh nên người trồng cao su không có lãi.

Tại huyện Sông Hinh, vườn cao su ở các xã Sông Hinh, Ea Bar được người dân khai thác cầm chừng, đợi khi giá mủ lên mới cạo. Một số vườn cao su vì giá rẻ nên người dân không đầu tư chăm sóc khiến cỏ và cây bụi mọc um tùm.

Ông Nguyễn Văn Điền ở xã Ea Bar than vãn: “Nhà tôi có 3ha cao su đến kỳ cho mủ. Năm nay, giá mủ giảm mạnh nên tôi tận dụng công gia đình cạo 1ha, kiếm đủ tiền đi chợ, còn dư chút ít thì mua phân thuốc”. Theo UBND huyện Sông Hinh, toàn huyện có 3.400ha cao su; trong đó, 1.200ha đã cho mủ. Tuy nhiên, chỉ có gần 200ha được người dân khai thác cầm chừng.

Ông Trần Thanh Định, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết: Nguyên nhân giá mủ cao su giảm là do tác động của thị trường và nhà máy chế biến mủ cao su đặt tại huyện giảm mua mủ. Huyện đã chỉ đạo các xã khuyến cáo người dân không chặt phá cây cao su, đồng thời sử dụng công lao động nhàn rỗi trong gia đình cạo mủ cao su để giảm chi phí.

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có 3.999ha cao su, tập trung ở 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hòa, trong đó 672ha được trồng mới trong năm 2013. Trong số diện tích trên thì diện tích cho khai thác mủ thuộc dự án Phát triển cao su tiểu điền là 1.800ha, số còn lại người dân tự trồng.

Những năm trước đây, với hơn 1.800ha cao su tiểu điền, trung bình mỗi hộ thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/năm, nhưng năm nay mủ cao su rớt giá người trồng gặp khó.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng… Ngò Gai Lãi 50 Triệu Đồng/năm Ngò Gai Lãi 50 Triệu…