Chem chép (Vẹm) Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 2

Tác giả Agriviet, ngày đăng 23/08/2016

Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 2

      3.Kỹ thuật nuôi

    - Tạo giống bám vào dây:

+ Đối với dây treo tiến hành như sau: Luồn dây qua túi, buộc chặt một đầu dây vào một đầu túi thả vẹm vào túi.

Mỗi túi có thể thả từ 1.000 - 1.500 con vẹm cỡ 0,5 - 1cm sau đó buộc chặt đầu túi thứ hai, đem túi treo vào giàn nuôi, đặt ngập nước.

- Sau 5 - 10 ngày quan sát thấy hầu hết vẹm đã bám vào dây thì cắt bỏ túi.

Dùng kéo cắt tỉa bớt những con vẹm bám ở chỗ này.

Tơ chân của vẹm bám rất chắc và dài như cao su, theo kinh nghiệm không thể dùng tay dứt vẹm ra khỏi dây, nếu làm mạnh ruột vẹm sẽ tuột khỏi vỏ.

Những con vẹm được cắt tơ chân được dùng cho vào túi bám ở dây sau.

Đem dây có vẹm bám treo vào giàn nuôi.

+ Đối với dây quấn cọc, tiến hành như sau: Đưa nước biển vào máng (nước biển có độ mặn tương đương với độ mặn ở nơi nuôi vẹm), cho sục khí và rải vẹm vào máng, tùy theo chiều dài của dây mà quyết định số lượng vẹm giống.

Đặt dây vào máng theo chiều dọc của máng, dây nằm giữa lớp vẹm giống.

Sau 3 đến 5 ngày quan sát thấy hầu hết vẹm trong máng đã bám vào dây.

Đem dây ra khỏi máng tỉa bớt những chỗ vẹm bám dày, đem dây quấn vào cọc để nuôi.

Mỗi cọc có thể quấn từ 1 - 2 dây (Hình 5: Cọc có quấn dây vẹm bám).

      - Chăm sóc

+ Thường xuyên kiểm tra giàn treo, cọc và dây để kịp thời tu sửa khi có sự cố.

+ Luôn luôn làm vệ sinh dây treo, cột và dây để hạn chế con hà, con sun bám làm đứt dây hoặc kiểm tra cá, ghẹ vào ăn thịt vẹm.

Tốt nhất xung quanh giàn nuôi hoặc cọc nuôi căng thêm lưới để chống cá, cua, ghẹ vào ăn thịt vẹm.

- Nuôi vẹm ở ao, đầm nuôi tôm cần chú ý: Chu kỳ nuôi tôm ngắn (khoảng 4 - 5 tháng/vụ), trong khi chu kỳ nuôi vẹm dài hơn.

Do đó trước khi thu hoạch tôm phải bố trí một ao đầm có đủ điều kiện để di dời vẹm sang nuôi tạm, cho đến khi nuôi tôm vụ 2, đem vẹm trở lại nuôi.

      4.Thu hoạch vẹm

- Vẹm là loài sinh trưởng chậm, sau 1,5 - 2 năm vẹm mới đạt cỡ 80 - 100mm chiều dài.

Nuôi vẹm đạt đến cỡ thương phẩm cũng phải sau 1 - 1,5 năm mới thu hoạch.

Cách tiến hành như sau: Dùng dao hoặc kéo cắt tơ chân của từng cá thể, không dùng tay bứt.

 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật nuôi vẹm vỏ xanh thương phẩm - Phần 1 Kỹ thuật nuôi vẹm vỏ… Nuôi Vẹm Xanh Ở Đầm Nha Phu Nuôi Vẹm Xanh Ở Đầm…