Mô hình kinh tế Phát Triển Thuỷ Sản Và Bài Học Tiêu Úng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phát Triển Thuỷ Sản Và Bài Học Tiêu Úng

Ngày đăng 05/09/2013

Phát Triển Thuỷ Sản Và Bài Học Tiêu Úng

Bắc Giang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 12. 000 ha, sản lượng đạt trên 27 nghìn tấn/năm và là địa phương có diện tích và sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tiêu úng đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn bộc lộ những bất cập.

Nhìn hồ nước mênh mông chỉ còn sót lại một lượng cá ít ỏi, anh Nguyễn Văn Lệ ở thôn Nghĩa Hạ, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên không khỏi xót xa. Cơn bão số 6 vừa qua đã làm 6000m2 diện tích nuôi cá của gia đình anh bị ngập trắng. Bình quân mỗi năm, sản lượng cá của gia đình đạt khoảng 6 tấn, tương đương 180 triệu đồng, nhưng cách đây vài hôm, sau khi bán cá, số tiền anh thu về chỉ còn 7 triệu đồng. Ngập úng, lượng cá bị thất thoát nhiều, anh Lệ không biết xoay xở ra sao khi việc trả lãi ngân hàng đang đến gần. Anh Lệ tâm sự: "Chưa bao giờ tôi lại bị thiệt hại nặng nề như thế này, nhiều đêm mắt ăn, mất ngủ khi nghĩ đến chuyện mất mát".

Không chỉ riêng anh Lệ mà khá nhiều hộ dân ở xã Nghĩa Trung cũng bị thua lỗ, thậm chí là trắng tay khi các ao, hồ bị ngập úng trong cơn bão số 6. Toàn xã có khoảng 85 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập trắng, trong đó lượng cá thất thoát từ 70% trở lên vào khoảng 60 ha, tập trung nhiều ở các thôn như Nghĩa Hạ, Nghĩa Xuân, Nghĩa Vũ...

Ông Đỗ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho biết: Trong cơn bão số 6 dường như toàn bộ số hồ, ao của xã bị chìm trong nước. Thậm chí, khi cơn bão đi qua 10 ngày, một số nơi nước rút rất chậm. Tính đến thời điểm này chưa có thống kê chính thức về thiệt hại, nhưng chắc chắn con số này sẽ rất lớn.

Cùng với xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, số diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã Song Mai, TP Bắc Giang sau cơn bão số 6 bị ngập úng là 66 ha/184 ha. Mặc dù trước đó, xã đã lên kế hoạch, phương án cụ thể để đối phó, xử lý tình trạng ngập úng trước, trong và sau mưa bão, tuy nhiên hiện tượng nước ao hồ bị tràn bờ vẫn không tránh khỏi "Chúng tôi đã chỉ đạo rất quyết liệt, các máy bơm hoạt động hết công suất nhưng cũng không thể làm thay đổi được tình hình, may mà bão tan sớm!". Ông Nguyễn Tiến Tú- Phó Chủ tịch UBND xã Song Mai, TP Bắc Giang bộc bạch.

Bắc Giang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 12. 000 ha, sản lượng đạt trên 27 nghìn tấn/ năm và là địa phương có diện tích và sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tiêu úng đối với vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn vẫn bộc lộ những bất cập, trong đó cơn bão số 6 vừa qua là một minh chứng.

Theo số liệu thống kê bước đầu của Sở NN&PTNT Bắc Giang, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh bị tràn bờ trong cơn bão số 6 khoảng 1.260 ha, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, ảnh hưởng đến việc phát triển thuỷ sản của tỉnh. Một số địa phương bị tràn bờ lớn như Tân Yên 459,6 ha, Việt Yên 246,3 ha, Lạng Giang 218 ha, TP Bắc Giang 106 ha...

Qua tìm hiểu của phóng viên ở một số địa phương cũng như làm việc với một số ngành liên quan cho thấy: Ngoài nguyên nhân khách quan do lượng mưa kéo dài liên tiếp từ cơn bão số 5 và số 6 khiến cho mực nước ở các hồ, ao dâng cao còn có những nguyên nhân chủ quan đó là: Ở không ít nơi, sau khi chuyển đổi các chân ruộng trũng sang đào ao thả cá, hệ thống tiêu úng chủ yếu do nhân dân tự làm, không theo một thiết kế chuẩn nào về kỹ thuật, xung quanh ruộng có ít cống thoát nước, các bờ bao thấp dẫn đến hiện tượng ngập úng trên diện rộng.

Ông Đỗ Huy Khôi, Phó Chi cục trưởng Chi cục thuỷ sản tỉnh Bắc Giang cho biết: Ngoài 8 dự án nuôi trồng thuỷ sản tập trung của tỉnh hiện nay, phần lớn hệ thống ao, hồ ở các địa phương được hình thành lâu năm, do đó chưa có sự đầu tư về hệ thống tiêu úng, trong khi đó hệ thống thuỷ lợi được thiết kế chủ yếu phục vụ trồng trọt, chưa có thiết kế theo đặc thù riêng của ngành thuỷ sản. Một bộ phận hộ dân có tâm lý chủ quan, lơ là, coi việc tiêu úng là trách nhiệm của chính quyền địa phương, chưa chủ động gia cố, tu bổ bờ bao trong ao nuôi của mình nên khi xảy ra sự cố tràn bờ xử lý không kịp.

Được biết hiện nay, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang đã thành lập 4 tổ công tác và đang tiến hành kiểm tra, thẩm định, tổng hợp chi tiết mức độ thiệt hại về lúa, hoa màu và thuỷ sản ở các địa phương, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh để hỗ trợ kinh phí cho các hộ theo quy định của Nhà nước.

Còn nhớ năm 2008, trận mưa lũ xảy ra bất thường trên địa bàn tỉnh đã làm hơn 1,3 nghìn ha diện tích nuôi cá bị mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Sau 5 năm, cơn bão số 6 vừa qua lại tiếp tục gây thiệt hại cho các hộ nông dân. Đây sẽ là một bài học nữa để các địa phương và ngành chức năng trong tỉnh suy ngẫm nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý hệ thống tiêu úng ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản mỗi khi mùa mưa đến.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi Bất Cập Hại Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi… Thực Hiện Thành Công Mô Hình Nuôi Ghép Tôm Với Cá Dìa Thực Hiện Thành Công Mô…