Khoai từ Quy trình trồng và chăm sóc khoai mì tại nhà
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Quy trình trồng và chăm sóc khoai mì tại nhà

Author Lương Ngọc (Tổng hợp), publish date Friday. June 22nd, 2018

Quy trình trồng và chăm sóc khoai mì tại nhà

Cây khoai mì (cây sắn) là thực phẩm khá phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của người Việt. Suốt thời gian dài, khoai mì trở thành một trong những nguồn cứu đói quan trọng ở nước ta. Ngày nay nó không phải là lương thực chính nhưng khoai mì vẫn được nhiều người lựa chọn.

Hom giống. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây khoai mì. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

 

Nếu trồng khoai mì trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên.

Đất trồng

Cây khoai mì thích hợp trồng ở các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây khoai mì.

2. Chọn giống và trồng khoai mì

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống khoai mì khác nhau. Tuy nhiên, để trồng khoai mì ăn thì bạn nên chọn giống vỏ củ có màu đỏ để trồng.

Hom khoai mì để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây, chiều dài của hom sắn trồng sản xuất là 15 - 20cm, đạt tối thiểu là 6 - 8 mắt. Không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, những hom khoai mì mầm ngủ thể hiện không rõ phải lọai bỏ. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc, bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.

Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém, đất lòng hồ, đất bán ngập có thể kéo luống hoặc lên liếp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng.

Đối với đất tốt nên trồng với khoảng cách 1.0m x 1.0m, đất xấu trồng với khoảng cách 1m x 0.9m hoặc 1m x 0.8m. Sau khi trồng xong tiến hành lấp đất và tưới nước cho cây.

Củ khoai mì mới thu hoạch.

3. Chăm sóc

Khoảng 20 ngày đầu trồng khoai nên tưới nước ngày 1 lần cho cây. Sau đó, cứ khoảng 5 - 7 ngày mới phải tưới nước đợt tiếp theo (mùa mưa không cần tưới nước mà chú ý việc tháo nước tránh cây bị úng).

Bón thúc lần 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… vào giai đoạn từ 25 - 30 ngày sau khi trồng. Sau đó cứ khoảng 30 ngày lại bón 1 đợt cho cây.

Ngoài việc bón phân phải kết hợp vun với và làm cỏ cho cây sắn.

Củ khoai mì lột vỏ. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Cây khoai mì sẽ cho thu hoạch củ sau khoảng 8 - 11 tháng sau khi trồng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai từ cho nhiều củ Kỹ thuật trồng và chăm…