Mô hình kinh tế Sản Xuất Cà Phê Chè An Toàn Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sản Xuất Cà Phê Chè An Toàn Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Ngày đăng 01/03/2013

Sản Xuất Cà Phê Chè An Toàn Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Theo kỹ sư Hoàng Xuân Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Lạc Dương: Giống cà phê catimor chè bắt đầu định canh ở huyện Lạc Dương từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước với khoảng gần 60 ha, tập trung phần lớn ở địa bàn xã Lát (bao gồm cả thị trấn Lạc Dương bây giờ) và địa bàn xã Đưng K’Nớ. Sau hơn 10 năm đầu tư chăm sóc với sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp từ tỉnh về huyện và xã, người đồng bào thiểu số Lạc Dương đã thu được hoa lợi từ cà phê catimor chè đạt cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác. Điều này còn thể hiện rõ nét về tiềm năng khí hậu, đất đai của Lạc Dương khá phù hợp với giống cà phê chè, nên diện tích đã mở rộng liên tục đến năm 2008 là 2.069 ha và đến nay là khoảng 2.700 ha.

Dự báo đến năm 2020, vùng chuyên canh cà phê chè trên địa bàn Lâm Đồng sẽ mở rộng lên đến 27 ngàn ha, trong đó phân bổ “trọng tâm, trọng điểm” vẫn là địa bàn Lạc Dương, Đà Lạt và các vùng phụ cận. “Cà phê chè là dạng cây thấp, cành đốt ngắn, khả năng trồng mật độ dày, hạn chế sâu đục thân gây hại và đặc biệt là đề kháng được bệnh rỉ sắt… Nhưng để phát triển ổn định, bền vững, đạt chất lượng cao, cà phê chè Lạc Dương rất cần một quy trình canh tác khép kín, hoàn chỉnh theo hướng an toàn” - kỹ sư Hoàng Xuân Hải khẳng định.

Tháng 3/2012, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương chính thức triển khai 2 mô hình điểm về sản xuất cà phê chè an toàn tại thôn ĐanKia, xã Lát, mỗi mô hình đang sản xuất 0,5 ha cà phê chè trong thời kỳ kinh doanh. Chủ hộ tham gia mô hình được bình chọn từ cộng đồng dân cư, ưu tiên hộ gia đình đã tham gia lớp đào tạo học nghề trồng cà phê, có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất, đủ điều kiện về lao động, tài chính để thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao nhất.

Nhìn rộng ra khu vực sản xuất cà phê chè ở ĐanKia, xã Lát, qua điều tra, khảo sát của 30 hộ dân ở đây cho thấy: Chiếm tỷ lệ rất thấp hộ gia đình đang trồng, chăm sóc cà phê chè có thiết kế các đường thoát nước, chống xói mòn; trồng các loại cây che bóng, chắn gió, xây dựng hệ thống tưới tiêu chống hạn mùa khô; ghi chép đầy đủ về thời gian, liều lượng sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Trong khi chiếm tỷ lệ khá cao hộ gia đình biết khá rõ nguồn gốc cây cà phê chè, có nhiều kinh nghiệm tạo cành, tỉa tán cho cà phê chè, sử dụng phân chuồng hoai mục đúng thời điểm; “nhận dạng” được các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại…

Đi vào triển khai mô hình trên từng hàng cây cà phê, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương phân công từng kỹ sư trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho hộ gia đình với từng công đoạn xử lý kỹ thuật, tăng khả năng sinh trưởng của cây, từ tỉa cành, tạo tán, giữ khoảng cách phù hợp nhất giữa các cây để đậu trái với năng suất cao nhất; đến công đoạn làm sạch cỏ, bón phân liều lượng khác nhau theo từng hàng cây, đặc biệt là bón thúc với 3 đợt/năm (thay vì bón thúc 2 đợt/năm như chăm sóc bình thường).

Cuối cùng là ghi chép nhật ký hàng ngày về tình hình sâu bệnh, các biện pháp và hiệu quả phòng trừ. Kết quả đến cuối năm 2012, các chỉ tiêu đối chứng về sâu bệnh trên cây cà phê chè giữa vườn mô hình và vườn đang trồng bình thường với nhiều thông số khác biệt.

Cụ thể các bệnh rệp sáp, rỉ sắt, khô cành, đốm mắt cua… trên cây cà phê chè mô hình với tỷ lệ lần lượt là 7,5%, 10%, 12,5% và 15%. Trong khi tỷ lệ này đối với vườn đang trồng, chăm sóc với quy trình bình thường lại tăng cao hơn nhiều với các tỷ lệ lần lượt là 15%, 20%, 25% và 30%. Sâu bệnh giảm, năng suất trên 1 ha cà phê chè nhân trồng theo mô hình đạt 25 tạ, cao hơn 5 tạ so với trồng bình thường; tỷ lệ nhân cà phê cũng cao hơn tương ứng là 1,4%.

Mô hình sản xuất cà phê chè an toàn ở huyện Lạc Dương tiếp tục hoàn chỉnh quy trình, chuyển giao kỹ thuật rộng rãi cho nông dân trên địa bàn đến hết tháng 3/2014, dự kiến số tham gia tập huấn chuyên sâu lên đến hơn 100 hộ gia đình; số kỹ thuật viên được đào tạo tại chỗ với tay nghề cao lên đến 15 người, trở thành đội ngũ thường trực hướng dẫn nông dân Lạc Dương mở rộng hơn nữa diện tích chuyên canh cà phê chè theo hướng bền vững, lâu dài.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Điều Tươi Giá Cao Khiến Doanh Nghiệp Gặp Nhiều Rủi Ro Điều Tươi Giá Cao Khiến… 2 Giống Bắp Nếp Lai Mới Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Ở Quảng Nam 2 Giống Bắp Nếp Lai…