Mô hình kinh tế Sóc Trăng phát triển lúa đặc sản
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sóc Trăng phát triển lúa đặc sản

Publish date Saturday. July 11th, 2015

Sóc Trăng phát triển lúa đặc sản

Trước đây, Sóc Trăng còn nhiều vùng đất hoang hóa, cỏ mọc um tùm. Do chưa có đê điều, kênh thủy lợi ngăn nước mặn, dẫn nước ngọt để tháo chua, rửa phèn cho nên vùng trũng thấp thì xì phèn, nhiễm mặn, vùng gò cao lại thiếu nước ngọt trầm trọng. Ông Đào Phương Khiêm ở ấp Tân Lập, xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị kể: "Lúc đó, nông dân làm ruộng chưa có máy móc, chỉ biết trông cậy vào sức người, dầm mưa dãi nắng ngoài đồng suốt cả ngày, nhưng mỗi năm bà con chỉ cấy được một vụ lúa vào mùa mưa, đến khi thu hoạch, trúng lắm cũng chỉ được chừng chục giạ/công. Năng suất lúa thấp nhưng năn, sậy, lác lại cao vượt khỏi đầu người, còn muỗi, đỉa thì đâu đâu cũng có...". Tuy nhiên, nhờ tính cần cù, chịu khó, nông dân Sóc Trăng đã ra sức khai hoang phục hóa, làm thủy lợi nhỏ dẫn nước tháo chua, rửa phèn, mặn, diện tích đất lúa không ngừng được mở rộng, dần thay thế vùng đất năn, sậy ngày nào. Kỹ thuật canh tác và lựa chọn các giống lúa để gieo sạ phù hợp với từng vùng đất cũng được bà con chú ý, nhưng tập quán canh tác lạc hậu vẫn chưa được thay đổi rõ nét.

Sóc Trăng xác định rõ cây lúa là thế mạnh nông nghiệp của tỉnh, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo cho nên đã dốc toàn lực khảo sát, nghiên cứu, tiến hành thâm canh tăng vụ, nhân rộng những cách làm hay, những mô hình tốt, trong đó công tác thủy lợi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân, lai tạo ra các giống lúa phù hợp, hiệu quả, chất lượng... là những việc được ưu tiên hàng đầu. Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng quyết liệt chỉ đạo xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao. Theo đó, nghề làm lúa của nông dân Sóc Trăng không ngừng phát triển, tăng từ một vụ lên hai vụ, rồi ba vụ mỗi năm, năng suất, chất lượng lúa cũng tăng dần theo từng năm. Dù vậy, lãnh đạo tỉnh luôn trăn trở và nhiều lần họp bàn tìm giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, tiếp tục nâng cao thu nhập cho nông dân. Vấn đề đặt ra cho Sóc Trăng là sản xuất lúa không chỉ chú ý đến số lượng mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ.

Lúa thơm được nông dân làm rải rác trên đồng đất Sóc Trăng từ hơn 20 năm trước. Từ năm 2001 đến nay, Sóc Trăng tập trung đầu tư chọn tạo các giống lúa thơm phù hợp với từng vùng ngọt, mặn, lợ, các giống kháng rầy, giống thích nghi với biến đổi khí hậu... Nông dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật làm lúa thơm. Diện tích lúa thơm không ngừng được mở rộng. Đến cuối năm 2012, việc phát triển lúa đặc sản thật sự trở thành khâu đột phá của ngành nông nghiệp Sóc Trăng.

Để xây dựng các vùng sản xuất lúa đặc sản, phát triển ổn định, bền vững, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho nông dân, Sóc Trăng xây dựng Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản đến năm 2015. Đề án được triển khai thực hiện ở 34 xã, thị trấn trên địa bàn các huyện Trần Đề, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm. Đây là những vùng sản xuất thích hợp cho phát triển lúa thơm đạt chất lượng cao. Bắt tay vào thực hiện đề án, Sóc Trăng đã ráo riết đầu tư xây dựng hệ thống nhân giống, hỗ trợ sản xuất giống lúa các cấp, triển khai 40 mô hình trình diễn các giống lúa đặc sản trong vùng đề án. Các mô hình canh tác đã được thực hiện để chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất lúa đặc sản cho nông dân như: mô hình cánh đồng mẫu theo hướng VietGAP; mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp sinh học bảo vệ thực vật; mô hình cánh đồng mẫu lúa tài nguyên mùa theo hướng ứng dụng nông nghiệp hữu cơ; sản xuất lúa đặc sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ kết hợp các biện pháp quản lý dịch hại, sử dụng các chế phẩm sinh học, trồng hoa trên bờ ruộng, quản lý tiết kiệm nước... Các mô hình này đã ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nên đã được nông dân Sóc Trăng nhiệt tình hưởng ứng.

Qua việc triển khai thực hiện đề án, diện tích lúa đặc sản, lúa thơm các loại ở Sóc Trăng đã tăng vượt bậc, diện tích lúa thường dần nhường chỗ cho lúa đặc sản. Năm 2014, diện tích lúa đặc sản của tỉnh đã đạt con số ấn tượng là 92.800 ha, tăng gần gấp 19 lần so với năm 1995, gồm các giống lúa ST, tài nguyên mùa và các giống lúa thơm nhẹ khác, đạt 25,5% diện tích gieo trồng. Năm nay, diện tích lúa đặc sản toàn tỉnh ước đạt 100 nghìn ha, vượt 30 nghìn ha so với kế hoạch của đề án. Đây thật sự là điểm sáng cho lộ trình thực hiện thành công Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ. Vụ đông xuân vừa qua, trong khi vùng đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn về tiêu thụ lúa, bà con bán được lúa cũng lời rất ít, thì nông dân làm lúa đặc sản ở Sóc Trăng vẫn ung dung vì bán được giá cao. Giá lúa đặc sản bình quân 6.300 đồng/kg, lợi nhuận cao hơn lúa thường từ 600 đồng đến 1.500 đồng/kg; năng suất đạt hơn 7 tấn/ha, cao hơn lúa thường từ 7% đến 10%. Từ việc được mùa, được giá, nông dân làm lúa đặc sản ở Sóc Trăng đạt lợi nhuận hơn 50%.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng Quách Văn Nam cho biết, đề án đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất lúa đạt chất lượng. Sóc Trăng đã tích cực chuyển giao kỹ thuật về quy trình canh tác, sản xuất lúa giống và bảo vệ thực vật, góp phần nâng cao trình độ thâm canh lúa đặc sản cho nông dân. Bước đầu, các mô hình cánh đồng mẫu trong vùng đề án đã tạo được sự liên kết tốt giữa nông dân với nông dân và nông dân với doanh nghiệp. Từ việc ký kết hợp đồng tiêu thụ giữa nông dân với các doanh nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất gắn với tiêu thụ, nhất là các giống lúa thơm ST, lúa tài nguyên mùa. Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua lúa hàng hóa với giá cả hợp lý, giúp nông dân tiêu thụ lúa thuận lợi, mở ra hướng đi bền vững cho người trồng lúa.

Hiện nay, Sóc Trăng không còn lo lắng về kỹ thuật sản xuất, về chất lượng lúa đặc sản. Tuy nhiên, mỗi năm sản xuất được khoảng 700 nghìn tấn lúa đặc sản, thì vấn đề tiêu thụ vẫn là bài toán khó. Do đó, Sóc Trăng đang đẩy mạnh tổ chức liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp trong xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nông dân, tiêu thụ lúa; đồng thời tập trung xây dựng thành công thương hiệu gạo thơm đặc sản.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mía, mì héo hắt vì hạn Mía, mì héo hắt vì… Bắc Hà (Lào Cai) chuẩn bị 4 triệu cây giống trồng rừng Bắc Hà (Lào Cai) chuẩn…