Mô hình kinh tế Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Ngày đăng 02/03/2015

Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành hỗ trợ cho các hộ dân trong huyện trồng thí điểm 4.000 cây cam sành không hạt.

Đây là những cây cam sành được nhân giống từ 100 cây cam sành không hạt đầu dòng mà trước đó Trung tâm khuyến nông tỉnh đã nhận về từ Viện Cây ăn quả miền Nam.

Việc triển khai để nông dân trong tỉnh trồng thí điểm giống cam sành không hạt nhằm từng bước thay thế cho giống cam sành có hạt đang bị thoái hóa, nhiễm bệnh nhiều, đồng thời hướng tới thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên do sự chuyển đổi sang trồng cam sành diễn ra nhanh thành phong trào tự phát, trong khi quy trình canh tác của nhiều nông dân chưa đáp ứng kỹ thuật như: lên liếp thấp, chuẩn bị đất chưa tốt, quản lý dịch bệnh chưa đúng cách, mật độ trồng dày, mặt khác do nhiều nông dân đổ xô trồng cam sành, gây khan hiếm cây giống nên nhiều bà con phải mua cây giống trôi nổi được ghép, bo từ cây đã nhiễm bệnh.

Đây chính là những nguyên nhân khiến cho thời gian gần đây hàng ngàn ha cam sành trong tỉnh bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, trong đó, có gần 2.000 ha bị nhiễm hơn 70%, hơn 3.000 ha bị nhiễm từ 30 đến 70%. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết:

“Hiện cam sành không có hạt chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chúng tôi đang tổ chức sản xuất để hướng tới thị trường xuất khẩu. Nếu có khả năng chúng tôi sẽ nhân rộng việc trồng cam sành này”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mùa Săn Trâu Rong Mùa Săn Trâu Rong Cây Tiêu Ở Xã Long Phước (TP. Bà Rịa) Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Cây Tiêu Ở Xã Long…