Mô hình kinh tế Trồng Mận Kinh Tế Cao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng Mận Kinh Tế Cao

Ngày đăng 06/10/2012

Trồng Mận Kinh Tế Cao

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

Đất trồng mận có độ mùn 2 - 2,5% trở lên, có tầng dày trên 50cm, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đào hố trồng có kích cỡ 60 x 60 x 60cm hoặc 50 x 60 x 70cm, mật độ 625 cây/ha. Hố đào xong bón lót mỗi hố 10 - 15kg phân chuồng hoai + 200g lân nung chảy + 100g sunphat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ với đất và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng. Bón thúc bằng phân urê định kỳ cứ 30 - 45 ngày 1 lần bón, liều lượng 0,1 - 0,2kg/cây. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.

Bón phân cho cây mận đã trưởng thành và cho trái được chia làm 4 lần:

Lần 1 (tính từ khi vừa kết thúc thu hoạch vụ trước): Ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân và đạm nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái và tích lũy dinh dưỡng cho các giai đoạn kế tiếp. Mỗi gốc bón 5 - 10kg phân hữu cơ chế biến + 1kg NPK 20-20-15+TE.

Lần 2 (trước khi cây ra hoa): Bón tăng tỷ lệ phân lân và phân kali, giảm lượng phân đạm nhằm giúp cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa thuận lợi. Bón lượng phân có lân cao như DAP từ 1 - 1,5kg/gốc, hoặc phân chuyên dùng AT-2 + TE. Có thể phun xịt hỗ trợ thêm phân bón lá NPK (10-60-10) hoặc (6-30-30).

Lần 3 (sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích): Cần bón cân đối các chất đa lượng, trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và số trái/cây. Có thể bón NPK 16-8-16 + TE hoặc 20-0-20 +TE; 14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE hoặc phân chuyên dùng AT-3. Phun xịt thêm phân bón lá 12-0-40 + 3Ca0 hoặc 20-20-20 + TE.

Lần 4 (trước thu hoạch 1 tháng): Đây là giai đoạn cây tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc và chất lượng của trái nên rất cần kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và chất đạm, chất canxi, vi lượng. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón có tỷ lệ NPK = 12-0-40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5-44.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí Cho Cá Tra Ăn Gián… Để Giá Trị Khoai Lang Tăng Cao Để Giá Trị Khoai Lang…