8 tiêu chuẩn nuôi cá tra, ba sa
Nhóm kỹ thuật này được thành lập tháng 5 - 2008, nghiên cứu từ 20% số người nuôi thành đạt ở nhiều quốc gia, và các tiêu chuẩn nuôi cá tra, ba sa sẽ được áp dụng cho toàn thế giới với chú trọng Việt Nam - quốc gia nuôi cá tra, ba sa hàng đầu.
Các tiêu chuẩn có khả năng áp dụng ở nhiều quốc gia, cho tất cả các hệ thống nuôi cá tra, ba sa, không hạn chế quy mô sản xuất. Vì thế, chúng không nhằm xúc tiến hay ủng hộ bất cứ hệ thống sản xuất nào. Các tiêu chuẩn gồm 8 chủ đề chính.
1. Tuân thủ pháp luật: Các trang trại nuôi và vận hành ở những địa điểm cụ thể phải tuân thủ pháp luật nơi đó, gồm khung pháp lý của trung ương và cấp địa phương. Phải tuân thủ cả khung pháp lý quốc tế. Cụ thể, phải tuân thủ các quy định như: giấy phép, việc sử dụng đất và nước, nghĩa vụ thuế, quy tắc lao động…
2. Sử dụng đất và nước: Các nông trại phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi của địa phương, không nên xây dựng nông trại trong các khu bảo tồn như vườn quốc gia, không được ngăn hoàn toàn dòng chảy và sự di cư của các loài thủy sản, lượng nước thải ra không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
3. Trách nhiệm xã hội và xung đột giữa người sử dụng: Điều này nhằm góp phần vào tiến trình phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Người lao động phải được tự do tiếp cận các hiệp hội của người lao động hoặc xây dựng hiệp hội mới. Người lao động phải có quyền thương lượng tập thể.
Người lao động được đối xử bình đẳng, được đóng bảo hiểm y tế, có quyền biết cơ chế thiết lập tiền lương và các lợi ích. Giữa lao động và người thuê lao động có hợp đồng, người lao động phải có thời gian nghỉ hàng ngày và nghỉ phép hàng năm.
4. Di truyền và đa dạng sinh học: Quy định ở đây nhằm giảm những tác động của nghề nuôi cá tra, ba sa đối với các quần đàn tự nhiên, đa dạng sinh học bản địa, các khu sinh cư tự nhiên. Chỉ nuôi cá tra, ba sa ở những nơi trong tự nhiên có loài cá này, nghiêm cấm nuôi những nơi trong tự nhiên không có.
Nguồn giống phải lấy từ quần đàn tự nhiên. Đặc biệt không nuôi mật độ quá lớn và thiết kế ao nuôi phải đảm bảo không có tình trạng “xổng thoát” gây hại cho quần đàn thủy sản tự nhiên trong vùng.
5. Ô nhiễm nước: Giảm tác động tiêu cực của việc nuôi cá tra, ba sa lên các nguồn nước. Không xả trực tiếp bùn ra môi trường nước công cộng. Nước xả từ ao nuôi về khối lượng và chất lượng phải theo tiêu chuẩn chung để không làm ô nhiễm môi trường.
6. Quản lý thức ăn: Sử dụng thức ăn và phương pháp cho ăn đảm bảo đạt hiệu quả cao nguồn thức ăn và giảm chất thải. Các sản phẩm dùng chế biến thức ăn cho cá phải có nguồn gốc đã qua kiểm định và có tính bền vững. Không chấp nhận sử dụng các phế phẩm từ chế biến cá tra, ba sa làm thức ăn cho cá tra, ba sa.
7. Quản lý sức khỏe: Thực hiện phương pháp quản lý sức khỏe để duy trì nguồn cá khỏe mạnh và các hoạt động mang lợi. Tiêu chuẩn là, tỷ lệ cá sống trung bình hàng năm ở trại nuôi phải hơn 70%.
8. Các kháng sinh và hóa chất: Đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng của sản phẩm, đồng thời giảm tác động đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người. Người nuôi phải chứng minh được tất cả các hóa chất và kháng sinh mình sử dụng được đăng ký cho nuôi trồng thủy sản tại chính quyền địa phương. Thuốc kháng sinh kê cho mỗi loại bệnh được chẩn đoán phải do các chuyên gia về sức khỏe động vật có giấy phép hành nghề chỉ định.
Tags: nuoi ca tra, ca tra, ca basa, nuoi ca basa, ky thuat nuoi ca tra, kinh nghiem nuoi ca tra, kinh nghiem cham soc ca tra, cham soc ca tra, phong tri benh ca tra, xu ly ao nuoi ca tra
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ