Tin thủy sản Ảnh hưởng của màu sắc bể ương đến ấu trùng cá nước ngọt

Ảnh hưởng của màu sắc bể ương đến ấu trùng cá nước ngọt

Tác giả Như Huỳnh, ngày đăng 27/06/2020

Ảnh hưởng của màu sắc bể ương đến ấu trùng cá nước ngọt

Màu sắc bể ương là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá nước ngọt.

Màu sắc ảnh hưởng đến ấu trùng cá nước ngọt.

Cá trê trắng và cá tra  là những loài cá da trơn nước ngọt quan trọng về mặt thương mại ở châu Á. Cá tra là đối tượng nuôi nước ngọt phổ biến ở vùng ĐBSCL, đồng thời là sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam sau con tôm. Nhiều năm qua, số lượng cá giống đã tăng nhanh chóng về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, tình hình sản xuất giống còn gặp một ít khó khăn dẫn đến dẫn đến tỉ lệ hao hụt cao trong quá trình ương cũng như nuôi thương phẩm làm ảnh hưởng hiệu quả sản xuất.

Sản xuất giống vẫn chưa đạt được khả năng thương mại mặc dù có nhiều nổ lực trong những thập kỷ qua. Vì vậy những nghiên cứu sâu hơn rất cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật trong ương ấu trùng.

Thí nghiệm được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của màu sắc bể ương lên sự thành công của quá trình sản xuất giống cá trê trắng và cá tra. 

Cá bị stress sẻ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hao năng lượng từ đó giảm tăng trưởng và tỉ lệ sống. Màu sắc của bể cá và cường độ ánh sáng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến stress của cá giai đoạn sản xuất ấu trùng. Do đó, cần lựa chọn màu sắc bể và cường độ ánh sáng phù hợp để nâng cao năng suất chất lượng giống.

Nghiên cứu hiện tại đã đánh giá ảnh hưởng của năm màu sắc bể (đen, trắng, xanh dương, xanh lục và đỏ) đối với sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng của hai loài cá da trơn nước ngọt quan trọng về mặt thương mại là cá trê trắng và cá tra trong một thiết kế thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên. 

Ấu trùng cá trê trắng có kích thước (9,33 ± 0,15 mm; 3,85 ± 0,05 mg) và cá tra có kích thước (10,07 ± 0,27 mm; 3,31 ± 0,08 mg) được thả ở mật độ 45 cá trê trắng và 30 ấu trùng cá tra trên mỗi bể, tương ứng trong các bể 15 L. Thời gian thí nghiệm là 28 ngày cho cả hai loài. 

Kết quả cho thấy trọng lượng cuối cùng, tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của ấu trùng cá trê trắng cao hơn đáng kể (P <0,05) trong bể màu trắng trong khi đó, cá tra cho thấy hiệu suất tốt nhất ( P <0,05 ) trong bể đen, tương ứng với hệ số tăng trưởng nhiệt (TGC) của cá trê trắng và cá tra được ghi nhận cao hơn đáng kể trong bể màu trắng và đen.

Tỷ lệ sống của ấu trùng cá trê trắng cao hơn đáng kể (P <0,05) trong bể màu đen (97,04 ± 1,96%) và cá tra trong bể xanh (87,78 ± 4,84%).

Trong khi đó, màu xanh lục và đỏ của bể đã giảm đáng kể tỷ lệ sống của ấu trùng của cá trê trắng và cá tra. Nghiên cứu này chỉ rõ rằng màu nền bể có tác động đáng kể đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ở cả hai loài được nghiên cứu. Nó cũng nhận thấy rằng hiệu ứng màu sắc bể đến loài cụ thể.

Ở ấu trùng cá trê trắng, bể nền trắng cải thiện hiệu suất tăng trưởng và ương nuôi trong bể đen giúp nâng cao tỷ lệ sống.

Ở ấu trùng cá tra, tốc độ tăng trưởng đã được quan sát trong bể đen và tỷ lệ sống cao hơn là ở bể xanh.

Nghiên cứu này cho thấy rằng bể đen cho cá trê trắng và bể xanh cho cá tra được khuyến nghị để sản xuất ấu trùng cá da trơn nhằm nâng cao tỉ lệ sống trong trại giống.


Nuôi tôm càng xanh, tôm sú ghép với lúa, nên áp dụng ở những vùng nào? Nuôi tôm càng xanh, tôm sú ghép với… Nuôi ghép tôm sú với cá đối mục: Năng suất cao, sạch môi trường Nuôi ghép tôm sú với cá đối mục:…