Mô hình kinh tế Bao giờ thanh long ngọt

Bao giờ thanh long ngọt

Ngày đăng 30/09/2015

Bao giờ thanh long ngọt

Thanh long đổ đống bán đầy vỉa hè Hà Nội

Đầu tháng 9, Đại sứ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) chia sẻ trang web cá nhân hình ảnh thanh long Việt Nam tại một siêu thị ở Dubai, được bán với giá 14,95 dirham/kg, tương đương 100.000 đồng/kg.

Đó là sự nỗ lực của doanh nghiệp đưa loại trái cây đặc trưng của Việt Nam đến thị trường Trung Đông.

Đọc thông tin vui đó, nhìn về thị trường trong nước, niềm vui ngắn chẳng tày gang, bởi những thông tin... buồn trên các phương tiện truyền thông:

Thanh long rớt giá thảm hại, bán rẻ như cho chẳng ai mua, đổ đông ngoài ruộng...

Nhìn lại những tháng qua, từ giữa tháng 7, khi vào vụ thu hoạch cao điểm, thanh long ở Bình Thuận liên tục rớt giá.

Giá bán thanh long đẹp nhất, đạt chuẩn xuất khẩu chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg, thậm chí thấp hơn, giá bán thanh long đại trà rớt xuống còn 3.000 - 3.500 đồng/kg.

Giá thanh long ở các tỉnh Tây Nam bộ cũng “tuột dốc”. Loại lớn khoảng 7.000 đồng/kg, loại nhỏ 3.000 - 4.000 đồng/kg, loại quá nhỏ, không đạt chuẩn (gọi là hàng dạt) chỉ có 500- 1.000 đồng/kg.

Và, thanh long đổ đống bán đầy vỉa hè ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội... giá rẻ 10.000 đồng/kg cũng chẳng mấy ai “thương”!

Một phóng sự ngắn chỉ vài phút trên VTV cho thấy một điều xót xa: Hàng đống lớn thanh long ở Bình Thuận bị vứt bỏ ngoài ruộng một cách không thương tiếc bởi sâu bệnh gây đốm đen trên quả, không bán được cho ai...

Điệp khúc thanh long “rớt giá, đổ bỏ” cứ vang mãi, vì sao không được xóa bỏ?

Một nguyên nhân lớn nhất, ai cũng biết, song khổ lắm nói mãi... vẫn thế: Thanh long Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, bị chi phối ngay từ đồng ruộng của nông dân.

Nhiều doanh nghiệp cho hay, ở Tiền Giang, các thương lái Trung Quốc tung các người xuống tận từng hộ trồng thanh long tìm hiểu, ấn định giá mua.

Tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc núp bóng khách du lịch, cư trú ngay tại địa phương, lôi kéo doanh nghiệp địa phương làm chân rết trực tiếp mua thanh long, trưng dụng luôn cả kho bãi, phương tiện, đóng gói và vận chuyển thanh long ra biên giới...

Bình Thuận đã từng xử phạt hành chính 23 “du khách dởm” này với tổng số tiền 500 triệu đồng, nhưng chỉ như... bắt cóc bỏ đĩa!

Ngoại phụ thuộc, nội không có bất cứ một sự liên kết nào giữa doanh nghiệp và nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ, người trồng tự phát, đầy rủi ro, doanh nghiệp làm thuê cho thương lái Trung Quốc hoặc tự xuất khẩu tiểu ngạch..., tất cả khiến thanh long mãi chẳng “ngọt”!

Nhiều ý kiến cho rằng, tại các vùng trồng thanh long rất cần những doanh nghiệp lớn đầu tư, chủ động cả đầu vào lẫn đầu ra, tương tự Vingroup trồng rau, quả sạch bằng công nghệ cao ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Khi đó thanh long mới “ngọt”?

Tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc núp bóng khách du lịch, cư trú ngay tại địa phương, lôi kéo doanh nghiệp địa phương làm chân rết trực tiếp mua thanh long, trưng dụng luôn cả kho bãi, phương tiện, đóng gói và vận chuyển thanh long ra biên giới...


Quả táo mèo từ bỏ thối rụng đầy gốc thành hàng hóa bán chạy Quả táo mèo từ bỏ thối rụng đầy… Minh bạch các khoản phí Minh bạch các khoản phí