Bệnh Đốm trắng ở tôm nuôi, biện pháp phòng bệnh trước mùa vụ nuôi tôm
Trong những năm gần đây, bệnh Đốm trắng thường xuyên xuất hiện tại các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để bà con hiểu rõ hơn về bệnh này và các biện pháp phòng bệnh; chuẩn bị tốt cho vụ nuôi năm 2012; Chi cục thú y Nghệ An hướng dẫn một số biện pháp sau:
1. Bệnh đốm trắng: (White Spot Disease - WSD)
- Tên gọi khác:Penaeid Acute Viremia (PAV);
- Tác nhân gây bệnh:White Spot Syndrome Virus (WSSV);
- Loại cảm nhiễm:Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và các loài giáp xác khác ở mọi giai đoạn sinh trưởng;
- Phân bố, mùa vụ, lan truyền:
Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó lan nhanh sang các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993.
Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa đầu mùa khô, khi tôm nuôi được khoảng 45-60 ngày tuổi.
Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc;
- Đặc điểm bệnh lý:
Tôm bị bệnh có màu hồng đến hồng đỏ, xuất hiện những đốm màu trắng có đường kính từ 0,5-3 mm ở mặt trong lớp vỏ kitin vùng đầu ngực và đốt bụng thứ 5, 6 sau đó lan ra toàn thân. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 3-5 ngày.
2. Các nguyên nhân gây bệnh:
Một số nguyên nhân chính sau đây dẫn đến bộc phát dịch bệnh Đốm trắng trên tôm nuôi:
2.1. Yếu tố ngoại cảnh
- Vùng đất có kết cấu và tính chất không phù hợp cho hệ thống ao nuôi. Các vùng đất nhiễm phèn nặng hay quá kiềm dẫn đến khó cải tạo ao gây nên tôm bị stress hoặc ở vùng chứa nhiều mùn bã hữu cơ làm ao bị thẩm lậu, rò rỉ.
- Không đủ nước cấp cho hệ thống nuôi dẫn đến việc tiến hành mùa vụ bị trậm trễ, không đủ nước thay khi ao bị bẩn hay xử lý hóa chất cần thay nước. Hệ thống kênh thoát không tốt dẫn đến việc thoát nước không kịp thời, hay tồn đọng nước bẩn gây nhiễm bẩn cho khu nuôi.
- Không ngăn chặn ký chủ trung gian mang mầm bệnh... dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh.
2.2. Yếu tố kỹ thuật
- Không gây màu nước đạt yêu cầu dẫn đến tôm thiếu thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu vụ nuôi. Ðây được xem là yếu tố rất quan trọng để tôm nuôi phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo.
- Quản lý chất lượng nuớc ao không tốt: lượng ôxy hòa tan thấp, NH3 cao, dao động pH, nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép...tất cả những yếu tố này đều tác động xấu đến sức khỏe tôm nuôi, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công và phát tán.
- Quản lý thức ăn không hợp lý gây ô nhiễm ao nuôi.
- Quản lý sức khỏe tôm nuôi thường xuyên để ghi nhận dấu hiệu, động thái và biểu hiện bên ngoài của tôm.... để từ đó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
2.3. Chất lượng con giống
Ðây là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định sự thành bại của vụ nuôi.
- Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các stress môi trường và sức đề kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại.
- Con giống mang mầm bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh virus nguy hiểm như đốm trắng, hầu hết đều làm cho vụ nuôi bị thất bại. Ðồng thời cũng có ảnh hưởng lớn trong việc lây lan các mầm bệnh nguy hiểm cho ao nuôi và vùng nuôi ở các vụ nuôi sau.
- Dịch bệnh đốm trắng sẽ bùng nổ không quá 10 ngày sau khi ghi nhận sự xuất hiện mầm bệnh trên tôm nuôi dưới tác động của một số yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của virus này. Các yếu tố khác như sự ổn định của môi trường ao nuôi góp phần quan tọng trong việc kéo dài thời gian tiềm ẩn của virus đốm trắng.
3. Một số biện pháp phòng, trừ bệnh:
Ngoài các biện pháp kỷ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh, thưc hiện thả giống theo khuyển cáo của các cơ quan chuyên môn. Các cơ sở nuôi cần thực hiện “3 không” và “3 có” trong khâu cải tạo ao đầm cũng như trong toàn bộ quá trình nuôi:
- “3 không” thứ nhất là: không dùng thuốc diệt giáp xác, cá tạp, ốc, rong, tảo trong ao nuôi bằng thuốc trừ sâu, hóa chất có nguồn gốc từ thuốc BVTV; thứ hai: không thả nuôi tôm giống không có nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra chất lượng và xét nghiệm các bệnh bắt buộc. Thứ ba: không được xả nước, bùn trong ao nuôi trực tiếp ra bên ngoài khi chưa được xử lý;
- “3 có”, thứ nhất phải có ao lắng và nơi xử lý nước thải, bùn trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. Thứ hai, phải áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt, như: Viet GAP, Global GAP… Thứ ba, phải tham gia vào thành viên của hợp tác xã, hiệp hội, cộng đồng nuôi… để tương trợ nhau sản xuất.
Tags: benh dom trang o tom nuoi, nuoi tom, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ