Tôm thẻ chân trắng Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh

Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh

Ngày đăng 19/03/2015

Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh

Bởi lẽ, người dân càng ồ ạt nuôi thì nguy cơ lây lan dịch bệnh càng cao. Một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế cho các trại giống và các cơ sở ương nuôi TCX ở Long An nói riêng và cả nước nói chung là bệnh đục cơ hay còn được gọi là bệnh trắng đuôi.

Bệnh đục cơ gây tỉ lệ chết cao ở TCX giai đoạn hậu ấu trùng, dao động trong khoảng 30 - 100%. TCX bị nhiễm bệnh sau khi chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được 2 - 3 ngày tuổi sẽ có dấu hiệu bị đục cơ. Lúc này bắt đầu xuất hiện tôm chết rải rác và tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 5 ngày kể từ khi phát hiện có tôm mang dấu hiệu đục cơ. Tôm bị bệnh sẽ lờ đờ, giảm ăn, và phần cơ bụng có màu trắng đục. Lúc đầu vùng đuôi bị đục trước sau đó nhanh chóng lan rộng lên khắp thân và đầu của tôm.

Tôm chết do bệnh đục cơ

Vừa qua, Bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản (Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ) đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh đục cơ trên TCX”. Có gần 50 đại biểu đến tham dự là đại diện của Chi cục Thủy sản, Trung tâm Thủy sản, Trạm khuyến ngư và các cơ quan có liên quan của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu…

Kết quả đề tài đã xác định tác nhân gây bệnh đục thân (cơ) là do vi-rus ARN (Macrobrachium rosenbergii Nodavirus – MrNV và Extra small virus – XSV). Ngoài ra, qua đề tài cũng đã phát triển được bộ kít chẩn đoán bệnh đơn giản và thời gian chẩn đoán nhanh chóng. Với kết quả này sẽ giúp công tác quản lý bệnh đục thân trên TCX nuôi ở ĐBSCL hiệu quả hơn.

Đến thời điểm hiện tại, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, cách tốt nhất và hiệu quả nhất là phòng bệnh ngay từ giai đoạn đầu như khống chế các yếu tố môi trường luôn thích hợp cho tôm, diệt khuẩn đáy ao, cấy men vi sinh,… Trong tình hình hiện nay, với việc du nhập và sử dụng tràn lan những con giống TCX có nguồn gốc từ Trung Quốc thì việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh là vô cùng khó khăn.

Do vậy, để giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả cao khi nuôi TCX, bà con nông dân cần mua tôm giống ở các cơ sở uy tín đã qua kiểm dịch, đừng ham thích những con giống rẻ tiền, không rõ nguồn gốc mà bị tổn thất nặng nề về sau. Mùa lũ năm 2009 đang bắt đầu đổ về ở các khu vực Đồng Tháp Mười cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh lan rộng.

Hơn lúc nào hết, bà con phải đặc biệt chú ý, đẩy mạnh công tác phòng bệnh và phối hợp với các cơ quan chức năng như Trung tâm Thủy sản Long An, Trạm Khuyến ngư Đồng Tháp Mười,… để có biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời, góp phần tăng năng suất cho vụ nuôi.

Tags: tom cang xanh, nuoi tom cang xanh, ky thuat nuoi tom cang xanh, nuoi tom cang xanh tren ruong, nuoi tom cang xanh trong ao, tom cang


Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa bệnh trắng thân, đục thân của tôm càng xanh Phương pháp chữa bệnh trắng thân, đục thân… Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh bằng nước ngầm Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh bằng nước…