Tôm thẻ chân trắng Bệnh nhiễm khuẩn hình cong tôm đầm

Bệnh nhiễm khuẩn hình cong tôm đầm

Ngày đăng 13/06/2015

Bệnh nhiễm khuẩn hình cong tôm đầm

Tôm non mắc bệnh cử động lờ đờ, sức vận động giảm sút hẳn, thưởng chỉ còn bơi chầm chậm dưới đáy ao, không còn khả năng hướng theo ánh sáng. Tôm lớn mắc bệnh thường ngoi lên mặt nước và bơi không định hướng, động tác chậm chạp.

2. Nguyên nhân

Tác nhân gây ra bệnh này là do loại vi khuẩn hình cong (loại vi khuẩn hình cong có tên khoa học là Vibrio).

3. Bệnh tích

Mổ khám thấy gan chuyển từ màu da lươn thành màu trắng, kể cả tôm con và tôm trưởng thành tỷ lệ chết khi mắc bệnh đều lên đến 100%.

4. Phòng, điều trị bệnh

Phòng bệnh

- Đối với ao ương giống trước khi đưa vaò sử dụng phải khử độc triệt để bằng bột tẩy nồng độ từ 100 – 200 gam/m³ hoặc Permanganat kali nồng độ từ 10 – 20 gam/m³, trước khi dùng phải dùng nước sạch rửa thau nhiều lần cho hết sạch thuốc, đối với nước dùng để ương giống thì phảo khử trùng và lọc sạch.

- Trong quá trình ương giống hàng ngày phải tích cực dọn dẹp hết phân bản lắng đọng dưới đáy ao, cho ăn liều lượng vừa phải đề phòng thức ăn thừa thảu thiu thối.

- Bảo đảm mật độ ương giống thích hợp.

Trị bệnh

- Khi xảy ra bệnh dịch rải toàn ao bằng dung dịch Terramycin nồng độ từ  1– 2 gam/m³ hoặc bột Nitrofural nồng độ 0,5 –  1gam/m³, cách một ngày rải  1lần, rải liền 2 – 3 lần.

- Hàng ngày dùng hành tây giã nát và lấy nước lọc sạch pha thành nồng độ từ 5 – 10 gam/m³ rồi ngâm trong 24 giờ cũng đạt hiệu quả chữa trị tương đối tốt.

Tags: benh nhiem khuan hinh cong, tom dam, nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm khuẩn xơ tôm đầm Bệnh nhiễm khuẩn xơ tôm đầm Bệnh đứt đầu, mòn đuôi, thối gãy phụ bộ Bệnh đứt đầu, mòn đuôi, thối gãy phụ…