Nuôi lợn (Heo) Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm

Tác giả PGS-TS Lê Văn Năm, ngày đăng 23/12/2015

Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm

1. Đặc điểm dịch tễ

Lợn và các loài gia súc khác đều có thể mắc bệnh nhưng lợn là động vật mẫn cảm nhất.

Lợn ở lứa tuổi 1-3 tuần là mẫn cảm nhất. Sau khi bị nhiễm 2-3 tuần là chúng có khả năng lây truyền sang các con khác. Lợn lớn có sức đề kháng tốt hơn. Có những đàn lợn mang trùng như bệnh không xảy ra.

Bệnh gắn liền với các yếu tố stress bất lợn như: chăn nuôi mật độ đông, chuồng nuôi chứa nhiều lợn khác tuổi, tiểu khí hậu chuồng nuôi nhiều CO2,NH3,… độ ẩm cao, gió lùa, … là các yếu tố gây viêm tắc đường hô hấp trên, khi đó các vi khuẩn nêu trên có điều kiện phát triển và gây bệnh.

Các đàn lợn nuôi với thức ăn nghèo đạm, mất cân bằng Ca/P và nguyên tố vi lượng thì bệnh xuất hiện nặng và nhiều hơn. Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tăng mức độ cường độc qua mỗi lứa lợn nên bệnh xảy ra với tần suất cao hơn ở những trại nuôi nhiều lứa tuổi lợn và không áp dụng các ly khi san đàn, nhập đàn hoặc chuyển giống.

Dù là bệnh truyền nhiễm song bệnh có tốc độ lây lan không lớn, tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều mức độ vệ sinh và chăm sóc chăn nuôi.

Bệnh chỉ truyền ngang, không truyền dọc và qua đường tiếp xúc trực tiếp là chủ yếu ( đường miệng, đường hô hấp).

2. Cơ chế sinh bệnh

Thông thường, vi khuẩn gây bệnh ký sinh trong các lớp niêm mạc đường hô hấp trên nhưng chúng không gây bệnh. Chỉ khi có các yếu tốt stress tác động. đặc biệt thời tiết thay đổi, chế độ dinh dưỡng, chuồng ẩm,…. Các vi khuẩn mới tăng độc lực và gây bệnh. Chúng phá hủy cấu trúc của các tế bảo niêm mạc đường hô hấp trên rồi xâm nhập vào sâu tận màng sụn, màng xương gây viêm cata- viêm tiết dịch, phá hủy cấu trúc sụn, xương mũi làm mũi ngắn lại, xương sống mũi bị cong vênh, xoang mũi, xoang trán bị viêm nhầy mủ. Lợn bệnh rất khó thở do ngạt mũi. Từ đây, lợn bệnh có các biểu hiện khác nữa phụ thuộc mức độ thời gian kéo dài của bệnh.

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Thể cấp tính

Bệnh thấy phổ biến nhất ở lợn con theo mẹ từ 1-3 tuần tuổi. Lúc đầu bệnh thường xuất hiện cấp tính và đột ngột bằng việc hắt hơi, sổ mũi, viêm tiết dịch, ngay sau đó nước mũi chuyển sang nhầy mủ và chảy ra từ cả hai lỗ mũi.

Đôi khi còn quan sát được thấy cả hiện tượng chảy nước mắt hoặc chảy máu cam từ mũi. Do đó, ta thấy máu dính trên da lợn khác hoặc trên chuồng nuôi.

Thân nhiệt hầu như bình thường, nếu có sốt là sốt nhẹ không cao hơn 40 độ C.

10- 15 ngày sau các triệu chứng viêm mũi cấp tính nêu trên dần biến mất, lợn được chăm sóc tốt sẽ tự khỏi, còn lại chuyển sang mãn tính.

3.2. Thể mãn tính

- Lợn còi cọc, chậm lớn so với lợn khỏe.

- Hàm trên ngắn và biến dạng. Sống mũi chậm phát triển và cong vênh.

- Ngay trên xương mũi thấy rõ nhiều nếp nhăn bất thường.

- Hiện tượng này càng rõ khi lợn đạt 3- 4 tháng tuổi, cả sống mũi vẹo sang 1 bênh , lợn bệnh ăn uống khó, khó khăn khi nhai thức ăn. Lợn càng còi và chậm lớn. Một số con khó thở, lỗ mũi bị tịt bởi nước mũi và khi đó lợn phải thở bằng mồm.

Bệnh dễ bị các vi trùng khác gây bệnh thứ phát, đặc biệt là các khuẩn  gây viêm phổi hoặc viêm dính màng phổi.

Tỷ lệ chết dao động 1- 10%. Nếu bị bội nhiễm thì tỷ lệ chết cao hơn.

4. Bệnh tích

Các bệnh tích tập trung ở cơ quan hô hấp, gan và tai.

Giai đoạn đầu lúc mới bị bệnh thì chỉ thấy niêm mạc đường hô hấp trên tụ huyết không đều, niêm mạc dày lên và nhiều chỗ nhăn nheo được phủ một lớp dịch mũi. Sụn mũi, xương bã mía và vách ngăn mũi bị mềm. Gan sưng to có màu vàng do thoái hóa mỡ.

Giai đoạn sau, mũi bị teo, niêm mạc mũi mỏng, màu loang lổ, trên bề mặt phủ nhiều nhầy mũi mủ. Trong xoang mũi, xoang trán cũng có nhiều nhầy mủ. Vách sống mũi rất mỏng và biến dạng, nhiều trường hợp có viêm mủ ở phế quản phổi, viêm mủ tai giữa và tai trong. Gan bị thoái hóa nặng dẫn đến xơ gan.

5. Chẩn đoán

- Bệnh xảy ra ở lợn con theo mẹ.

- Giai đoạn đầu lợn hay hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, chảy máu cam.

- Giai đoạn sau: mõm ngắn, hàm trên biến dạng, xương bã mía cong vênh.

Nếu nghi ngờ thì tiến hành phân lập vi khuẩn gây bệnh.

6. Điều trị

Bệnh dễ dàng điều trị khỏi bởi các kháng sinh và kháng khuẩn mà vi khuẩn Gram âm nhạy cảm

T.Enteron:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

Vidan.T:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

Flugen.Thái:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

T.enro.Thái:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

T.T.S Năm Thái:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

T.Oxyvet.La:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

T.Diatrizon:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

T.C.K:  1ml/ 8-10kgP/lần x2 lần/ngày x 4 ngày

Nếu nước mũi chảy ra có nhiều mủ, đặc biệt mủ xanh có mùi thối thì tiêm bắp buổi sáng một trong các thuốc trên, buổi chiều tiêm một trong các loại thuốc sau với liều 1ml/ 10kgP/lần x4- 5 ngày như: T.amoxigen, T.Amoxicol. T.Gastron, DOC.Thái, Amoxycillin, Linco- Gen.LA, Macavet, Flodovet, …

Nếu viêm mũi bội nhiễm với bệnh suyễn thì phải dùng thêm một trong các thuốc điều trị suyễn lợn.

Chú ý:

-Nên điều trị sớm trước khi bội nhiễm và điều trị dứt điểm để không xảy ra bội nhiễm với suyễn lợn và không để suyễn lợn chuyển sang mãn tính.

-Điều trị bằng thuốc gắn liền với nâng cao điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

7. Phòng bệnh

Phòng bệnh phải tiến hành biện pháp tổng hợp từ chăn nuôi lợn nái chửa đến lúc sinh con và nuôi con.

Chú ý vệ sinh phòng bệnh tốt cho nái đẻ trước khi lên chuồng đẻ, thời đẻ và giữ ấm khô cho lợn sơ sinh.

Không san đàn, chuyển chuồng khi lợn con còn theo mẹ. Khi cai sữa phải cai đúng nguyên tắc, nên để lại đàn con ở chuồng cũ thêm 5- 7 ngày nữa trước khi chuyển chuồng.

Trong thời gian đó nên sử dụng một trong các thuốc sau để phòng bệnh:

- Pig.mix  1: 4kg/tấn thức ăn/ ngày x3 ngày

- Gentafam: 2kg / tấn thức ăn/ ngày x3 ngày

- CCRD.Năm Thái: 2kg / tấn thức ăn/ ngày x3 ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bệnh giả dại ở heo Bệnh giả dại ở heo Kỹ thuật chống nóng cho vật nuôi Kỹ thuật chống nóng cho…