Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Cây Chuối Tiêu
Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc.
Yêu cầu về loại đất:
Tốt nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K. Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 5,0 - 8,0 tốt nhất trong khoảng 6-7,5.
Yêu cầu dinh dưỡng
- Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối nhất là bộ phận non. Thiếu đạm lá chuối mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Nếu bón đủ đạm cây ra hoa sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%.
- Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ quả và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối. Thiếu kali: Cây gầy yếu đẽ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy.
- Lân: Ảnh hưởng tương tự như đạm và kali, bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, lân giúp cho sự phát triển của rễ, làm tăng năng suất, tăng độ đường và hương vị cho chuối.
- Can xi: Nếu thiếu canxi (Ca) xuất hiện những vệt vàng hinhf răng cưa không liên tục ở đầu lá, sau chuyển vàng ủng và đỏ nâu, gân lá dày lên, lá uốn cong, nếu thiếu nặng sẽ làm lá búp bị nghẹt, vỏ quả bị nứt.
- Magiê: Thiếu magiê (Mg) xuất hiện những vệt màu trắng vàng dọc theo mép lá, mép lá bị úa vàng và khô nhanh, lá già xuất hiện trước.
Canxi và magiê làm cho cây tăng cường sức chống sâu bệnh làm tăng độ đường và hương vị của chuối, đặc biệt magiê làm cho vỏ chuối sáng bóng, bắt mắt, tăng thời gian bảơ quản.
- Lưu huỳnh: Thiếu lưu huỳnh (S) sẽ làm gân phụ của lá dày lên, lá uốn cong, mép gợn sóng, phiến lá xuất hiện nhiều đốm chấm tạo thành dải sọc, tuy nhiên nhu cầu lưu huỳnh không cao nếu bón dư gây ngộ độc cho cây.
- Một số chất vi lượng: Thiếu bo (B) làm lá bị cong về 1 bên, lá lượn sóng, đầu lá bị cong lại, cây con ra nhiều nhưng sinh trưởng bị đình trệ; thiếu mangan (Mn) xuất hiện úa vàng từ lá thứ 2 đến lá thứ 4, sau lan dần sang các lá khác, vệt úa vàng xen kẽ những vệt xanh tạo thành hình răng lược;...
Để đạt được sản lượng 30-45 tấn/ha, nhu cầu bắt buộc phải bón cho mỗi cây chuối mỗi năm từ 518 - 823 gram phân đạm, 186-297 gram phân lân nung chảy; 750- 1180 gram phân kali.
Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho chuối:
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là phân bón đa chất. Ngoài chất đạm (N), chất lân (P2O5); chất kali (K2O), còn có các chất dinh dưỡng trung lượng như: Manhê, canxi (vôi), silíc, các chất Vi lượng như lưu huỳnh, kẽm, bo, sắt, coban, đồng... rất cần thiết cho cây trồng đặc biệt là cây chuối. Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất trên 60 loại sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho từng loại cây, trên từng loại đất trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, trường đại học nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước.
- Dùng phân NPK 12.8.12 (N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12%, S = 3%, MgO = 8%, CaO = 15%, SiO2 = 13% và các chất vi lượng như B. Mn, Zn, Cu, Co...), tổng dinh dưỡng trên 71%.
Ghi chú: Với chuối đã cho thu hoạch, đã mọc thành khóm lượng bón ở các thời kỳ như sau:
+ Sau khi thu hoạch: Đào bỏ ngay cây mẹ và bón cho mỗi khóm 5-10kg phân chuồng + 1,0 - 1,5kg NPK Văn?Điển 12.8.12. s
+ Trước khi chuối trỗ hoa bón 0,5 - 1kg NPK Văn Điển 12.8.12/khóm.
+ Sau trỗ hoa định kỳ 1 - 1,5 tháng/lần. Bón NPK Văn Điển 12.8.12. Lượng bón 0,5 - 0,7kg/khóm/lần.
- Cây chuối tiêu được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây khỏe, bộ lá xanh sáng, chống đổ ngã tốt, giảm thiểu sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ