Tin nông nghiệp Bón phân Lâm Thao, có thêm 30kg thóc/sào

Bón phân Lâm Thao, có thêm 30kg thóc/sào

Tác giả Hoàng Thị Luyến, ngày đăng 08/06/2016

Bón phân Lâm Thao, có thêm 30kg thóc/sào

Bón phân Lâm Thao đơn giản, hiệu quả

Là một nông dân trực tiếp làm nông nghiệp, gắn bó với cây lúa, chúng tôi rất hiểu vai trò và sự cần thiết phải bón phân trong quá trình sản xuất. Ngày trước, do gia đình còn chăn nuôi nhiều, chúng tôi tận dụng được nguồn phân hữu cơ để bón cho lúa và chỉ mua bổ sung một lượng phân đạm, lân, kali dùng để bón lót. Ngày nay chăn nuôi ít, nguồn phân hữu cơ hạn chế, chúng tôi chủ yếu sử dụng phân hóa học để sản xuất. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại phân bón với đủ màu sắc, chủng loại, mẫu mã của các công ty khiến nông dân chúng tôi rất băn khoăn khi lựa chọn sử dụng.

Bên cạnh đó nông dân vẫn còn thiếu kiến thức trong sử dụng phân bón, vẫn bón theo kinh nghiệm là chính nên đôi khi hiệu quả không cao. Đã có những nông dân mua phải phân giả về bón gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình.

Vụ mùa 2013, chúng tôi được tham gia mô hình sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín trên cây lúa do Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hỗ trợ thông qua Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm (Hội Nông dân tỉnh Hải Dương). Tham gia mô hình chúng tôi mới hiểu về hàm lượng dinh dưỡng các loại phân bón nói chung và cách thức sử dụng phân bón NPK Lâm Thao theo đúng quy trình. Gia đình tôi có 8 sào ruộng, trong đó có 3 sào nằm trong diện tích mô hình sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín, còn 5 sào vẫn bón phân theo cách truyền thống. Cả 2 khu ruộng tôi đều cấy giống lúa BC 15.

"Đến nay ở địa phương tôi, nông dân rất tin tưởng khi dùng phân bón NPK Lâm Thao. Quy trình bón khép kín của Lâm Thao khá đơn giản mà hiệu quả thấy rõ”.

Chị Hoàng Thị Luyến

Đối với diện tích sử dụng phân bón khép kín, trước khi bừa lần cuối, toàn bộ lượng phân NPK 5-10-3 dùng cho bón lót được bón với mức 20kg/sào và tiến hành bừa một lượt cho phân chìm sâu xuống dưới, sau đó mới cấy. Khi cây lúa đẻ nhánh, tôi tiến hành bón thúc lần 1 bằng phân bón NPK Lâm Thao 12-5-10 với lượng 9kg/sào. Khi lúa chuẩn bị làm đòng, tôi bón thúc lần 2 cũng bằng phân NPK Lâm Thao 12-5-10 với lượng 8kg/sào.

Đối với diện tích còn lại của gia đình, trước khi cấy tôi cũng tiến hành bón lót với mức 20kg phân hữu cơ vi sinh + 15kg supe lân + 2kg đạm ure + 1kg kali/sào. Sau khi cấy khoảng 10 ngày, tôi tiến hành bón thúc lần 1 với lượng 3,5kg ure + 2kg kali/sào và bón thúc lần 2 sau lần 1 là 15 ngày với lượng phân 2,5kg ure + 1,5kg kali/sào.

Sau khi bón thúc lần 2 khoảng 45 ngày tiến hành bón thúc lần 3 (bón đón đòng) với lượng phân 1kg ure + 3kg kali/sào.

Với giống lúa cấy ở hai nơi khác nhau, qua theo dõi chúng tôi thấy những ruộng bón phân NPK Lâm Thao khép kín, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Lúa đẻ nhánh khoẻ và tập trung, lá xanh hơi vàng, thân cây cứng, lúa trổ tập trung, bông to, hạt chắc, chống chịu sâu bệnh tốt, ít phải phun thuốc BVTV. Chi phí mua phân bón, thuốc BVTV ở ruộng này giảm hơn và đặc biệt là thời gian cho thu hoạch sớm hơn 4 - 5 ngày so với các ruộng sử dụng phân đơn. Khi thu hoạch, diện tích lúa bón phân khép kín cho năng suất 2,5 tạ/sào, trong khi ruộng bón phân đơn chỉ 2,2 tạ/sào.

Từ hiệu quả ban đầu của việc bón phân Lâm Thao theo đúng quy trình, từ những vụ sau, gia đình tôi rất tin tưởng vào hiệu quả mà mô hình mang lại và áp dụng bón phân NPK Lâm Thao theo đúng quy trình đồng bộ khép kín cho tất cả diện tích lúa mà gia đình cấy.

Cần tăng cường quản lý mặt hàng phân bón

Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón với mẫu mã, chất lượng chủng loại khác nhau, nông dân rất khó phân biệt được đâu là phân giả, phân thật, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác kiểm tra, quản lý đối với mặt hàng phân bón và có khuyến cáo đối với nông dân, tránh để nông dân loay hoay trong quá trình lựa chọn sản phẩm để mua được sản phẩm tốt có chất lượng.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền để nông dân hiểu và biết cách bón phân đúng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cần tăng cường thêm các mô hình sử dụng phân bón đồng bộ khép kín, tổ chức các hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao để nông dân thấy được hiệu quả và áp dụng vào thực tế. Có cơ chế hỗ trợ để nông dân được tiếp cận với phân bón chất lượng tốt với giá hợp lý.


Trong tháng 5, xuất khẩu gạo tụt dốc cả lượng lẫn giá Trong tháng 5, xuất khẩu gạo tụt dốc… Khan hiếm sản phẩm nông sản hữu cơ Khan hiếm sản phẩm nông sản hữu cơ