Cà Phê Ổn Định, Cao Su Lao Dốc
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn giữ được “phong độ” tại các thị trường tiêu thụ lớn, trong khi đó bức tranh của ngành cao su lại nhuốm màu ảm đạm khi mà các chỉ số về sản lượng và kim ngạch đang có chiều hướng sụt giảm mạnh.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Tháng 7/2014, sản lượng cà phê xuất khẩu cả nước ước đạt 77 nghìn tấn với giá trị kim ngạch 179 triệu USD, nâng khối lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 1,12 triệu tấn, kim ngạch 2,31 tỷ USD; tăng 26,9% về khối lượng và tăng 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tính bình quân, giá xuất khẩu cà phê đạt 2.043 USD/tấn, trong đó CHLB Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14,02% và 10,10%. Riêng thị trường Vương quốc Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,5 lần về khối lượng và 2,35 lần về giá trị so cùng kỳ 2013.
Trái ngược với cà phê, xuất khẩu cao su lại sụt giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị. Trong 7 tháng, xuất khẩu cao su chỉ đạt 451 nghìn tấn với giá trị kim ngạch ước đạt 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm tới 32,3% về giá trị so với cùng kỳ. Theo đó, giá cao su bình quân chỉ đạt 1.870 USD/tấn, giảm 25,7% so với cùng kỳ 2013.
Mặc dù thị trường Trung Quốc và Malayxia vẫn tiếp tục duy trì là thị trường tiêu thụ cao su chủ lực của Việt Nam nhưng lại đang có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ 2013. Cụ thể: Thị trường Trung Quốc giảm 23,6% về khối lượng và giảm tới 42,6% về giá trị, trong khi Malayxia giảm 13,41% về khối lượng và giảm gần 41,5% về giá trị.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ