Các Loại Dịch Bệnh Nguy Hiểm Trong Lĩnh Vực Thủy Sản Được Hỗ Trợ
Ngày 26/6/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về các loại thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thông tư này, danh sách các loại dịch bệnhnguy hiểm đối với động vật thủy sản được hỗ trợ mở rộng hơn khá nhiều, cụ thể gồm:
a) Bệnh đốm trắng ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
b) Bệnh đầu vàng ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
c) Hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
d) Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
đ) Bệnh hoại tử thần kinh ở cá song (cá mú), cá vược (cá chẽm);
e) Bệnh gan thận mủ ở cá tra, cá ba sa;
g) Bệnh sữa ở tôm hùm;
h) Bệnh Perkinsus đối với trường hợp tác nhân gây bệnh là Perkinsus marinus và Perkinsus olseni ở nghêu (ngao) và tu hài.
Thẩm quyền công bố dịch bệnh thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Trong trường hợp không công bố dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận về loại dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ