Cách Bắt Dông
Con Dông có biệt tài chạy rất nhanh. Bình thường trên đường đi kiếm ăn, nó chạy từng quãng một. Đang chạy như bay thì dừng lại, đầu ngóc lên cao nhìn ngang nhìn dọc chừng như để nghe ngóng động tĩnh gì, hay để tìm kiếm có bụi cây, đám cỏ nào quanh đó để kiếm ăn...
Trong trường hợp gặp nguy khốn, như phát hiện có người từ xa đi đến thì nó liền cắm đầu phóng một mạch như tên bắn để thoát nạn.
Với con vật có tài chạy nhanh như vậy, thử hỏi muốn bắt nó chúng ta phải làm cách nào?
Từ xa xưa, ông cha ta đã có nhiều cách để bắt Dông: Đào hang mà bắt Dông sống trong hang, thường mỗi con một hang. Hang chúng đào trong cát, khá sâu, bề dài từ mét rưỡi đến hai mét. Nhờ miệng hang lộ trên mặt cát nên cũng dễ tìm. Nói cách khác, muốn bắt Dông theo cách này, việc đầu tiên là phải tìm cho ra cái hang chúng ở.
Đào hang Dông không khó, trong tay chỉ cần một thứ dụng cụ thô sơ như cái bay thợ hồ hay một con dao phay cùn cũng được. Vì là đất cát nên dễ đào và đào nhanh. Tính con Dông nhút nhát, hễ nó nghe có tiếng động mạnh trên miệng hang là sợ hãi chui sâu xuống tận đáy hang mà ẩn mình.
Khi đào gần đến đáy hang, ta chỉ cần nhanh tay chụp một cái là bắt được con Dông dưới đó. Việc đó không khó khăn gì và cũng không nguy hiểm gì, vì Dông không hề cắn mổ ai.
Một người có kinh nghiệm đào hang bắt Dông lâu năm, một ngàỹ họ dư sức đào được khoảng 50 hang. Trong trường hợp có thêm người phụ giúp tìm hang thì người đào hang nếu siêng có thể đào được bảy tám chục cái mỗi ngày.
Trong vùng rẫy bái có Dông sinh sống, những người có tiếng đào hang nhiều kinh nghiệm này không sợ bị., thất nghiệp trong những tháng vào mùa vụ, vì được các chủ nương rẫy giàu có đến thuê mướn với mức lương cao.
Đặt bẫy mà bắt
Bẫy Dông là một đoạn ống tre dài chừng lOcm, miệng ống sao cho vừa vặn với miệng hang Dông là được. Bộ phận của bẫy còn có một cái cần dài non một mét cũng làm bằng một thanh tre vót đầu to đầu nhỏ như cái cần câu cắm, và một đoạn dây cước bền chắc để thắt nút thòng lọng.
Khi gài bẫy, người ta gắn một đầu đoạn ống tre vào miệng hang; cây cần thì đầu to cắm chắc xuống đất, đầu nhỏ cột một đầu dây cước. Đầu dây cước còn lại thì thắt nút thòng lọng đặt nằm khít bên trong ống tre. Cây cần sau đó được uốn cong vòng cuống nhờ một miếng ván nhỏ làm “lưỡi gà” giữ chận lại khiến đầu cần không bật thẳng lên được.
Đến giờ đi kiếm ăn, con Dông ló đầu lên cửa hang nó lầm tưởng đoạn ống tre vẫn là hang của nó nên bình thản chui qua. Nhiửig, lúc đó nó đã đạp trúng miếng ván “lưỡi gà” khiến cái cần bật thẳng lên, đồng thời cái vòng thòng lọng ác nghiệt cũng thắt chặt vào cổ làm con Dông mắc kẹt, thân mình treo lủng lẳng không còn cách nào thoát thân được....
Bắt Dông theo cáeh này thì từ lúc tờ mờ sáng ta đã đi đặt bẫy ở mỗi cửa hang, và chờ đến giờ Dông đi ăn một hồi ta mới bắt đầu đi thăm bẫy. Hễ dính được con nào thì đến gỡ ra, sau đó bẻ gãy xương sống cho Dông khỏi chạy được rồi cột thành xâu hay bỏ giỏ mang về.
Bắt Dông bàng lưới
Với Dông hoang dã thì không thể bắt được chúng theo cách này, vì đâu có tấm lưới nào đủ dài dể mong chận được hết các nẻo di về của chúng. Chi Dông nuôi chuồng, nhất là chuồng có diện tích hẹp ta mới dùng lưới để bắt chúng.
Với chuồng có diện tích hẹp thì giăng lưới vào một góc nào đó rồi xua Dông chạy về hướng có lưới mà bắt. Lưới bắt Dông có hình thức như lưới cá, có mắt lưới to đủ để Dông chui đầu qua., và mắc kẹt lại.
Ngoài những cách bắt Dông thông dụng vừa kể, còn có một cách bắt Dông khác là dùng thuốc độc dể tiêu diệt chúng. Thứ thuốc độc được sử dụng thông thường là phôt phuya kẽm (Phosphure de Zinc). Nhưng Dông chết vì ngộ độc thuốc nầy thịt nó không thể án được. Tốt nhất là không nên dùng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ