Cách bổ và đặt củ khoai tây giống
Bà con nên chọn những củ có trọng lượng 10-100g; củ hình tròn, hình cầu hay elíp, có ít mắt, mắt nông, không bị ướt vỏ, thối hỏng. Khoai tây giống bảo quản trong tủ lạnh để trong điều kiện tự nhiên 5-7 ngày sẽ nhí mầm ở mắt củ; nếu khoai Trung Quốc mua về chưa nhú mầm, cần ủ trong cát hay rơm ẩm 7-10 ngày sẽ có mầm. Chỉ tiến hành bổ những củ khoai đã có mầm nảy ở các mắt củ.
Những củ có trọng lượng 40-60g (đường kính củ 3-4cm) nên bổ làm 2, những củ có trọng lượng 70-100g bổ làm 3. Dùng dao sắc bằng inốc hay thép không gỉ bổ củ theo chiều dọc củ nếu bổ làm 2, bổ xiên chéo khi bổ củ làm 3 mảnh, sao cho mỗi mảnh củ có trọng lượng>20g, có 1-2 mầm đang nhú, nếu mầm củ quá dài (>3cm) nên cắt bớt mầm, để phần gốc của mầm dài 0,5cm. Sau khi cắt xong từng củ nên nhúng lưỡi dao vào đĩa xà phòng bột hoà đặc hay cồn 90 độ để khử mầm bệnh héo xanh, virus lây từ củ bị bệnh sang củ lành, đồng thời chấm phần vết thương của củ vào bột xi măng khô loại mau chết như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn; dùng chiếc que gạt nhẹ trên bề mặt sao cho xi măng bám thành một lớp mỏng là được.
Để củ giống nằm ngửa phần có xi măng lên trên vào nơi râm mát, sau 24 giờ xi măng chết sẽ tạo thành lớp vỏ tránh cho nước, nấm, vi khuẩn, vi rus gây bệnh xâm nhập. Khi đó ta đem trồng ngay cả khi gặp mưa to củ giống vẫn không bị thối hỏng.
Cách đặt củ giống khi trồng, đặt củ giống sao cho phần vết thương nằm ngang hay xiên chéo quay lên phía trên, mầm khoai tạo thành góc 45-60 độ so với mặt luống là tốt nhất. Phần vết thương đặt úp xuống mặt đất khi trồng gặp mưa thường bị thối hỏng. Trồng khoai bổ không nên bón lót đạm ure và kali, chỉ bón phân chuồng hoai mục + lân hoặc + phân tổng hợp NPK, tránh củ giống bị sót phân thối hỏng khi trồng nếu gặp mưa.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ