Cách Bón Phân Cây Chuối
1. Lượng phân sử dụng cho cây chuối:
Theo nghiên cứu, mỗi cây chuối một năm cần bón 150,5g phân đạm, 40,7g phân lân, 561g phân kali, nhưng cây chuối chỉ hấp thụ một phần phân bón, trong đó phân đạm chiếm 50%, phân lân chiếm khoảng 20-30%, kali chiếm 50%. Nói cách khác, phân đạm, lân, kali bón cho cây chuối có 50-80% mất đi hoặc bị đất hấp thụ. Vì vậy, lượng phân bón sử dụng phải bao gồm phần mất đi, phần bị đất hấp thụ hoặc lượng được cố định. Muốn xác định lượng phân hợp lý để sử dụng, cần phải suy nghĩ tới điều kiện khí hậu nơi trồng chuối, kết cấu đất trồng và khả năng hấp thụ phân bón, nguồn cung cấp nước, mục tiêu gieo trồng (tức là sản lượng gieo trồng, gieo trồng theo mùa vụ hay khác, mới trồng hay gốc lâu năm), mật độ gieo trồng, giống gieo trồng... Sản lượng mỗi hecta phải đạt tới 30.000-45.000mg (mỗi mẫu đất 2.000-3.000kg), yêu cầu bắt buộc mỗi cây chuối một năm bón 518-823g phân đạm, 186-297g phân lân, 750-1185g phân kali.
Để bón phân một cách khoa học, có nghĩa là phải đảm bảo sản lượng cây chuối sinh trưởng đạt tiêu chuẩn, lại không lãng phí phân bón, cách tốt nhất là phân tích dinh dưỡng lá cây chuối và đất trồng, theo kết quả phân tích tiến hành bón phân, bổ sung đầy đủ những chất còn thiếu.
2. Tỷ lệ 3 yếu tố phân bón của cây chuối:
3 yếu tố đạm lân kali trong phân bón khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ đạm lân kali và sinh trưởng của cây chuối. Tổng hợp kinh nghiệm các khu vực trồng chuối trong những năm gần đây, muốn đạt được hiệu quả tốt, ba loại phân đạm lân kali phải bón theo tỷ lệ 1 : 0,2-0,5 : 1,1-2. Muốn xác định được tỷ lệ đạm lân kali phải chú ý đến 2 vấn đề sau đây:
a. Phải dựa theo hàm lượng đạm lân kali có sẵn trong đất trồng:
Đặc biệt là kali, vì hàm lượng kali khác nhau sẽ có tỷ lệ đạm lân kali khác nhau:Nếu đất chứa nhiều kali (trao đổi chất kali đạt đến mức trên 0,06%), tỷ lệ sẽ là 1 : 0,3 : 0,5.
Nếu đất chứa lượng kali vừa (trao đổi chất kali đạt 0,025-0,059%), tỷ lệ là 1 : 0,3 : 1.Nếu đất chứa lượng kali trung bình (trao đổi chất kali đạt 0,015-0,0249%), tỷ lệ là 1 : 0,3 : 1,1-1,3.
Nếu lượng kali ít (trao đổi chất kali đạt 0,0075-0,0149%), tỷ lệ là 1 : 0,3 : 1,4-1,7.Nếu đất chứa lượng kali rất ít (trao đổi chất kali dưới 0,0075%), tỷ lệ là 1 : 0,3 : 1,8-2.
b. Phải dựa vào thời gian sinh trưởng & phát triển khác nhau của cây chuối:
Theo kết quả phân tích:Trước thời kỳ nụ hoa phân tán, tỷ lệ đạm kali là 1 : 1,35-6.
Sau thời kỳ nụ hoa phân tán, tỷ lệ là 1 : 1,5-1,7.Trên hoặc dưới tỷ lệ đó đều bất lợi cho sự sinh trưởng & phát triển của cây chuối.
3. Thời kỳ bón phân quan trọng nhất:
Yêu cầu dinh dưỡng của cây chuối phụ thuộc vào sự phát triển cúa lá cây. Thời kỳ 18-40 lá sinh trưởng & phát triển xấu nhất, ảnh hưởng đến sản lượng & chất lượng cây chuối, vì vậy bón phân vào thời kỳ này rất quan trọng. Thời kỳ bón phân này được chia làm thời kỳ dinh dưỡng sinh trưởng và thời kỳ nụ hoa phân tán, nên tập trung số lượng lớn phân bón cho thời kỳ này.
a. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (18-29 lá):
Sau vụ mùa xuân 3-5 tháng, vụ mùa hè, mùa thu & gốc lâu năm vừa chớm nở 5-9 tháng. Từ hình dạng lá, thời kỳ này tán lá vừa được mọc ra (lúc này tán lá mới mọc có hình dạng cong) đến khi thành lá lớn 1-2 lá. Thời kỳ này là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng mạnh nhất, cần chất dinh dưỡng nhiều, rất dễ không thích ứng, cây chuối trong thời kỳ này phát triển tốt hay xấu do phân bón quyết định. Nếu thời kỳ này bón phân nhiều, cây chuối được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thì sẽ mọc lá lớn, tán to, tiến hành đồng hóa hiệu quả cao, tích lũy được số lượng lớn chất hữu cơ, tạo cơ sở tốt cho thời kỳ phân tán nụ hoa.
b. Thời kỳ nụ hoa phân tán (30-40 lá):
Sau vụ mùa xuân 5-7 tháng, vụ mùa hè, mùa thu & gốc lâu năm vừa chớm nở 9-11 tháng. Từ hình dạng lá, thời kỳ này tán lá vừa mọc ra được 1-2 lá, tán lá nhỏ hình quạt nan, lá cây bắt đầu mọc dày đặc hơn, tốc độ mọc lá chậm hơn. Từ thân cây, có thể thấy thân cây to, chuối bắt đầu mọc ra. Nụ hoa bắt đầu sinh trưởng & phát triển mạnh. Thời kỳ này đã bắt đầu thời kỳ nụ hoa phân tán, cần phải có một lượng chất dinh dưỡng lớn cung cấp cho cây mới có thể có trái ngon. Theo nghiên cứu, khi chuyển từ thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng sang nụ hoa phân tán, chất đạm trong lá sẽ giảm xuống, vì thời kỳ này tất cả chất đạm đều được cung cấp cho nụ hoa, khi rễ cây không được hấp thụ đầy đủ chất đạm, bắt buộc phải chuyển từ lá cây thân cây. Thời gian này nên bón phân nhiều, có thể xúc tiến tác dụng đồng hóa lá cây, tạo được nhiều chât hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển.
4. Số lần bón phân:
Cây chuối sinh trưởng hàng năm, sinh trưởng nhanh và sản lượng nhiều, đặc điểm khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều, nên phân bón rất dễ bị tan chảy. Vì vậy, bón phân cho cây chuối phải bón ít bón đều, phải theo nguyên tắc bón nhiều vào thời kỳ cần thiết.
Phân bón chia làm nhiều lần bón sẽ giảm được lượng hao hụt, nâng cao lượng sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả phân bón. Đối với đất cát, bón phân nhiều lần sẽ có hiệu quả rõ rệt. Mỗi năm cây chuối thích hợp bón 12-15 lần, trong đó bón phân nhiều 5 lần, bón ít 7-10 lần.
5. Phương pháp bón phân:
Trước khi bón, pha loãng các loại phân với nước, tưới vào gốc rễ cây.
Nếu bón vào hố phân, phải đào lỗ nhỏ hoặc hố xung quanh gốc, cho phân bón (bao gồm phân bón, chất dinh dưỡng, phân hữu cơ) vào hố và lắp đất lại, phân bón sẽ từ từ phóng thích.
Rắc đều các loại phân bón trên mặt đất, tốt nhất rắc vào lúc sau trời mưa, phân sẽ tự hòa trộn vào đất, nếu không phải tưới nước.Dùng bình xịt sương, xịt trên bề mặt lá.
Thông qua hệ thống nhỏ giọt để bón phân, thích hợp cho mùa khô hạn, phương pháp này vừa tiết kiệm được nước, tiết kiệm được phân bón.
6. Nguyên tắc bón phân:
Bón phân đầy đủ và bón phân trên mặt nhiều lần.
Kết hợp phân hữu cơ và phân vô cơ.
Giai đoạn đầu bón chủ yếu phân đạm để tăng trưởng dinh dưỡng, giai đoạn sau bón phân kali nhiều hơn, bảo đảm được lá xanh và trái được phát triển đầy đủ.
Giai đoạn đầu bón ít nhưng nhiều lần, 10-15 ngày một lần, kết hợp bón trên bề mặt lá.
Thời tiết nóng và mưa nhiều nên bón ít và nhiều lần, giảm lượng phân hao hụt, tạo nên ô nhiễm những vùng hạ lưu sông.
7. Cách nhận biết cây chuối thiếu chất:
Nếu cây chuối được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ có những đặc điểm sau:Thân cây to, nhiều đốm đen, màu xanh non. Tán lá thời kỳ mới mọc có nhiều đốm đen, giữa tán lá và bên lề có màu đỏ, tán lá dày, xanh đậm.
Thiếu đạm:
Cây chuối thiếu chất đạm, lá cây sẽ có màu xanh lợt hoặc xanh vàng, ít và mỏng, tán lá, giữa tán lá đều có màu đỏ, lá cây mọc chậm, lá ngắn.
Thiếu kali:Cây chuối thiếu kali thì lá cây sẽ dễ gãy, trái mau vàng. Lá già xuất hiện màu cam vàng, úa và héo. Những đường gân trên lá cong, mép lá cong, 2/3 tấm lá (tính từ ngọn lá) bị gãy.
Thiếu lân:
Thông thường rất ít trường hợp thiếu phân lân. Hiện tượng chính là lá non mọc chậm, lá mọc lúc ban đầu có màu xanh đen, lá già thì mép lá ko còn xanh, sẽ xuất hiện đốm màu tím. Sau đó lá sẽ có hình răng cưa ngay mép lá, tán lá gãy.
Thiếu chất khoáng:Hiện tượng đầu tiên xuất hiện ở lá non, mạch ở lá cây lớn hơn, nhất là mạch ở gần đường gân lá. Sau đó, ở gần mép lá kém xanh. Khi lá già, thì sẽ thì sẽ phát triển vào trong gân lá, tạo ra lá hình răng cưa & vàng ố. Cây bị thiếu chất khoáng, gân lá ở giữa sẽ bị thiếu và có thể không có hình dạng lá cây.
Thiếu magie:
Cây chuối thiếu magie, từ mép lá trở vô gân lá từ từ chuyển sang vàng, cách sắp xếp lá thay đổi, tán lá xuất hiện nhiều đốm tím, vỏ bọc bên ngoài hư, rời rạc. Hiện tượng thường gặp nhất là mép lá già vẫn có màu xanh trong khi từ mép lá đến gân lá kém xanh.
Thiếu mangan:Phần mạch ở mép lá sẽ bị vàng ố.
Thiếu lưu huỳnh:
Cây chuối thiếu lưu huỳnh, lá non sẽ có màu vàng, tiếp theo lá sẽ xuất hiện đốm, hiện tượng như thiếu chất bo và chất khoáng.
Thiếu chất sắt:Phần giữa lá non & mạch lá sẽ bị vàng ố.
Thiếu chất kẽm:
Lá trở nên hẹp, sinh trưởng chậm.
Thiếu chất đồng:Phần dưới tán lá xòe ra, có hình dạng cây dù.
8. Phân loại phân bón:
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ bao gồm phân gia súc gia cầm, chất thải ra của động vật, tro gỗ và những chất hữu cơ của động vật, bùn sông và bùn ao, chứa chất dinh dưỡng cao. Sau khi bón phân hữu cơ, có thể cải thiện tính chất vật lý của đất, cải thiện sự thoát nước của đất, sau khi phân giải vi sinh vật sẽ làm tăng tăng thêm nguyên tố dinh dưỡng cho đất. Phân hữu cơ thường dùng cho cây chuối mới trồng hoặc bón phân vụ mùa xuân, vụ mùa đông. Phân bón dễ phân giải sẽ dùng cho thời kỳ nụ hoa phân tán.
Phân vô cơ: Phân vô cơ thường là phân hóa học, hàm lượng nguyên tố cao, tan được trong nước hoặc môi trường axit yếu, thuận tiện cho cây chuối hấp thụ. Tác dụng của phân bón cao & nhanh, sử dụng tiện lợi. Nhưng có 1 số loại phân vô cơ sử dụng không đúng, sẽ dẫn đến tình trạng đất bị chua hoặc mặn hơn, kết hợp sử dụng phân vô cơ và hữu cơ sẽ khắc phục được những tình trạng nêu trên. Những loại phân vô cơ thường dùng cho cây chuối: phân đạm sẽ bao gồm urê, ammonium sulphate, ammonium bicarbonate, amoniac, calcium phosphate, FCMP, sự loại bỏ flour dư thừa, bột phosphate; phân kali gồm có kali sulphat và kali clorua; hợp chất gồm có nguyên tố đạm, lân, kali, tỷ lệ là 15 : 15 : 15.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ