Cách xử lý thức ăn cho thỏ
Thức ăn thô xanh cần được rửa sạch, không được để thức ăn ướt nước mưa, sương hoặc dính đất cát.
Không nên cắt sẵn để dụ trữ thức ăn xanh lâu ngày dễ bị nẫu úa.
Những rau lá có hàm lượng nước lớn như rau bắp cải, khoai lang...
thì nên phơi khô bớt nước để phòng thỏ bị chướng hơi đầy bụng.
Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ để thỏ con dê ăn.
Củ khoai tây nên luộc chín để giải phóng chất độc, khi mọc mầm thì không được cho ăn.
Thức ăn thô khô thường được dự trữ cho mùa đông xuất hiếm thức ăn xanh hoặc dùng trong các ngày mưa to.
Nên cắt các loại cỏ như Pangola, cỏ chỉ, cỏ tự nhiên khác để phơi khô, cỏ thu hoạch vào lúc sắp ra hoa, thân còn bánh tẻ, lúc này hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, tỷ lệ chất xơ chưa cao, thỏ thích ăn hơn.
Khi phơi phải được nắng, tránh bị ướt nước mưa dễ bị mốc và mất chất.
Thức ăn tinh là các loại hạt to cứng như ngô thì nên nghiền dập thành mảnh nhỏ đế thỏ dễ ăn, các loại hạt nhỏ có thể để nguyên cho ăn hoặc ngâm ủ mọc mầm, không nên nghiền thành bột mịn, vừa khó cho ăn, lãng phí mà cơ thể thỏ hấp thụ thức ăn bột sẽ kém hơn.
Các loại cám, bột phải được trộn ẩm với nước hoặc với rỉ mật.
Có thể nấu chín như nấu cám đặc, nấu lẫn với củ quả cũng được, thỏ sẽ quen ăn vừa không bụi vào mũi, cơ thể lại dễ hấp thụ, không lãng phí do rơi vãi.
Không nên nấu nhiều, dự trữ lâu sẽ bị chua.
Nếu bổ sung bột premix khoáng, protein, muối thô nên trộn lần với cám nấu hoặc cơm nguội để thỏ tận dụng được hết.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ