Cây tiêu trở lại thời vàng son
Đặc biệt đời sống của người dân đã khá lên nhiều so với trước đây. Ngoài lúa là cây trồng chủ lực thì tiêu là hai loại cây trồng đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân trong những năm gần đây.
Lý do, người dân Huy Khiêm nhiều năm liền vẫn gắn với cây tiêu, cho dù có lúc tiêu xuống giá và bệnh tật. Đến nay tiêu được giá (200.000 đồng/kg) thì những vườn tiêu trưởng thành của người dân Huy Khiêm đều cho năng suất cao, sản lượng khá.
Về Huy Khiêm hôm nay nói chuyện sản xuất, cây tiêu là đề tài được bà con đề cập nhiều nhất. Vợ chồng anh Phạm Nhuận ở thôn 4 sở hữu vườn tiêu trên 1.000 trụ, rất vui khi nhớ lại mùa thu hoạch tiêu năm ngoái: “Nhờ bán tiêu được vài trăm triệu đồng nên vợ chồng tôi xây lại căn nhà. Chắc chắn là không đủ, phải vay mượn thêm chút ít nhưng không sao, cứ giá tiêu được như thế này, năm 2015 thu hoạch chừng 2 tấn cũng được 400 triệu đồng, chừng ấy sẽ trả nợ và làm thêm các công trình phụ”.
Lạc quan về triển vọng của cây tiêu còn có vợ chồng chị Thủy, anh Trần Lắm, anh Bốn Tam ở thôn 4 của xã. Họ đều nói: Tới đây sẽ trồng thêm tiêu trong vườn, ngoài rẫy gần nhà.
Hiện tại có nhiều công ty, doanh nghiệp về Huy Khiêm tìm cách tiếp cận cùng bà con nông dân thông qua hình thức phổ biến kiến thức trồng tiêu, làm thế nào để tiêu có năng suất cao… Mục đích đặt “nền móng” cho việc thu mua sau này.
Huy Khiêm là xã có số người trồng tiêu và diện tích tiêu cao thuộc tốp đầu của huyện Tánh Linh. Với hàng trăm ha tiêu, trong đó có rất nhiều hộ sở hữu từ 100 đến vài nghìn trụ tiêu. Vụ thu hoạch vừa qua, nhờ tiêu được giá, nhiều gia đình thu từ 1 - 2 tấn tiêu đã có lượng tiền khá trong nhà. Trong tương lai, nhiều người Huy Khiêm sẽ giàu và khá lên nhờ tiêu.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ