Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia
Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.
TỪ NUÔI HEO
Chị Lưu Thị Tuyết Anh, Chi hội phó phụ nữ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Phú kể: “Năm 2010, gia đình tôi đầu tư chuồng trại theo hướng hiện đại để chăn nuôi heo, quy mô ban đầu là 10 heo nái. Với hứa hẹn sẽ thu lời từ nuôi heo thịt thì năm đó dịch tai xanh xảy ra nên lỗ cả trăm triệu đồng. Năm 2012, đàn heo của gia đình tôi lại bị dịch tả, chết hơn nửa đàn, mất cả vốn”.
Tuy nhiên, theo chị Tuyết Anh thì vẫn có nhiều hộ “sống” được nhờ nuôi heo. Năm 2011, giá heo tăng nên người nuôi lãi lớn. Năm 2012, heo liên tiếp rớt giá, nhiều hộ đã giảm đàn, trồng thêm cây ngắn ngày để tận dụng nguồn phân heo mà vẫn đảm bảo sử dụng khí đốt từ hầm biogas. Người nuôi heo ở Thanh Phú đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong chăn nuôi để ổn định và phát triển kinh tế hộ. Vì vậy, năm 2012 mô hình chăn nuôi theo nhóm của phụ nữ xã Thanh Phú ra đời, gồm 15 thành viên và đến nay đã lên 30 thành viên ở các ấp Thanh Sơn, Thanh Hà, Thanh Thủy.
Anh Đoàn Ngọc Thiện - chồng chị Tuyết Anh khoe: Từ nhóm chăn nuôi này tôi đúc rút nhiều điều, trong đó đã chuyển đổi được cây trồng. Cụ thể, tôi trồng được 50 gốc chanh, 50 gốc bưởi, 50 gốc quýt đường thay cho các loại cây năng suất thấp trước đây. Đồng thời giảm đàn heo trong những thời điểm nhất định để vệ sinh chuồng trại, phòng tránh dịch bệnh. Nhờ đó kinh tế gia đình tôi không còn phụ thuộc hoàn toàn vào đàn heo như trước.
ĐẾN SỰ KỲ VỌNG VÀO MỘT MÔ HÌNH
Chị Lưu Thị Thu Thảo, thành viên nhóm nuôi heo của phụ nữ xã Thanh Phú cho biết: “Nhóm có người ra người vào, nhưng vào nhiều hơn ra vì ai cũng thấy được lợi ích khi tham gia. Chăn nuôi cần vốn, cần kỹ thuật, kinh nghiệm, thông tin... khi vào nhóm có thể chia sẻ bất cứ lúc nào, với ai mà không tốn tiền”.
Cùng với các hội thảo của công ty cám, mỗi quý nhóm họp một lần, thành viên góp quỹ 200 ngàn đồng/người/năm. Do có sự chia sẻ thông tin kịp thời nên đa số các hộ tham gia đều tránh được rủi ro từ chăn nuôi, đảm bảo đồng vốn và ổn định cuộc sống. Chị Thảo tâm sự: Lúc trước gia đình tôi trồng tiêu, nuôi bò thất bại sau đó chuyển sang nuôi cả trăm con heo nên rất vất vả. Sau thời gian tham gia nhóm chăn nuôi, vợ chồng tôi dần học hỏi và đầu tư chăn nuôi theo hướng hiện đại.
Hiện đàn heo của gia đình tôi được trang bị máy xay thức ăn, máng ăn, nước uống tự động, chuồng đẻ, lồng úm, hầm biogas... nên giảm được nhiều công chăm sóc. Bà Ngô Thị Thanh Dung, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Thanh Phú chia sẻ: Kỳ vọng của chúng tôi là xây dựng một mô hình mà các thành viên tham gia nhóm chăn nuôi có thể hưởng lợi về vốn, kỹ thuật, giống và ổn định đầu ra, giá cả.
Tuy nhiên qua 3 năm hoạt động, nhóm chăn nuôi chỉ dừng lại ở việc các thành viên học hỏi, kết nối rồi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Tuy chưa thể đạt được những mong muốn đề ra, nhưng sự gắn kết ban đầu của người chăn nuôi là tín hiệu vui để họ có thể chủ động phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ