Mô hình kinh tế Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn

Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn

Ngày đăng 10/07/2015

Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn

Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện thực hiện nhiều giải pháp dập dịch chổi rồng như: mở lớp tập huấn hướng dẫn cho nhà vườn kỹ thuật cắt tỉa, chăm sóc nhãn bị chổi rồng, thực hiện mô hình trình diễn các giống nhãn chống chịu chổi rồng... bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo ghi nhận của Trạm BVTV huyện, hiện tại diện tích nhãn bị chổi rồng đang trong giai đoạn phục hồi từ 60 - 70%. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục hướng dẫn nông dân khắc phục dập dịch trong những giai đoạn tiếp theo. Trong năm 2015, Trạm BVTV thực hiện mô hình trình diễn các giống nhãn chống chịu chổi rồng trên 3 giống: nhãn Idor, nhãn Thạch Kiệt và nhãn Mỹ, quy mô 1ha ở xã An Nhơn.

Thực tế công tác dập dịch chổi rồng ở địa phương thời gian qua còn vướng phải nhiều khó khăn như: giá nhãn ở mức thấp là nguyên nhân chính khiến cho diện tích cũng như tỷ lệ nhiễm chổi rồng chưa được khắc phục. Giá nhãn bình quân 8.000 - 10.000 đồng/kg thì mới chỉ bằng giá thành sản xuất nên không khuyến khích được nhà vườn chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh. Mặt khác, những vườn nhãn già cỗi trên 10 năm tuổi phần lớn cây cao, tán lớn nên nông dân phải tốn nhiều công lao động để cắt tỉa cành bệnh và rất khó xử lý thuốc trừ nhện. Việc xử lý thuốc trừ nhện lông nhung của nông dân trong một vùng thường không đồng loạt, dẫn đến hiệu quả phòng trị chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, tâm lý chán nản, sợ không có thu nhập từ nhãn nên đầu tư chưa cao kết quả thu về không có lãi...

Ông Phạm Văn Tâm - Trưởng Trạm BVTV huyện Châu Thành cho biết, để phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn tốt cần áp dụng đồng loạt trên diện rộng. Trong đó, tập trung các biện pháp loại bỏ mầm bệnh và quản lý triệt để trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung. Trong giai đoạn sau dập dịch chổi rồng nhưng bệnh vẫn còn nhiễm nặng đối với vùng nhãn tiêu da bò, nên thu gom cành nhiễm phun thuốc tiêu hủy cẩn thận. Sau khi cắt tỉa nên bón nhiều phân đạm cho cây ra chồi, lá non đồng loạt. Nếu cành, lá mới tiếp tục bị nhiễm thì phải cắt bỏ triệt để vì mầm bệnh và nhện còn tồn tại. Cung cấp dinh dưỡng cho cây đầy đủ, cân đối, bón phân vô cơ, phân hữu cơ giúp rể phát triển tốt và cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng để tăng sức chống chịu cho cây.


Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn Nông dân Lý Sơn mất mùa dưa hấu Nông dân Lý Sơn mất mùa dưa hấu