Chuyển đổi, nhân rộng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của huyện Bình Đại gặp không ít khó khăn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giá cả. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào nuôi tôm với nhiều hình thức: quảng canh, công nghệ cao, quảng canh cải tiến… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của anh Huỳnh Duy Bình, ở ấp Phước Lợi, xã Thạnh Phước đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí.
Hiệu quả kinh tế cao
Hai mươi năm gắn bó với nghề nuôi tôm công nghiệp, anh Bình đã trải qua không ít khó khăn. Anh nhận thấy nuôi tôm công nghiệp không phải là mô hình phù hợp và bền vững với gia đình khi cả về chi phí và sức lao động đều cao. Chấp nhận treo ao trong một thời gian, anh Bình tìm hiểu các mô hình nuôi tôm qua báo, đài và được địa phương vận động chuyển giao khoa học kỹ thuật. Năm 2019, anh Bình mạnh dạn thực hiện mô hình nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến và đã đạt hiệu quả, đem về nguồn lợi kinh tế cao.
Là người tiên phong cũng là hộ nuôi nhiều vụ thắng lợi, anh Bình cho biết: “Bước đầu thí điểm mô hình nuôi tôm sú theo kỹ thuật quảng canh cải tiến, tôi đã tiến hành cải tạo lại 2.000m2 ao nuôi tôm công nghiệp trước đó và thả 30 ngàn con tôm sú giống. Sau 4 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ 19 con/kg, thời điểm đó tôi bán với giá 300 ngàn đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, tôi còn lãi 200 triệu đồng”. Từ vụ nuôi đạt hiệu quả đầu tiên đến nay sau 4 năm, anh Bình vẫn duy trì nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến, mỗi năm 2 vụ, đem về cho gia đình nguồn thu nhập 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.
Theo anh Bình, nuôi tôm không dễ, nhất là trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay và đây cũng không phải là mô hình nuôi mới, nhưng nhờ tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo của ngành chức năng và áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách vào thả nuôi, đặc biệt là xử lý nguồn nước đầu vào và tìm nguồn con giống tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có thương hiệu đáng tin cậy. Trước khi thả con giống vào ao tiến hành thuốc cá thật sạch, nhờ đó anh Bình đã nâng tỷ lệ thành công trong các vụ nuôi. Bình quân, với diện tích 2.000m2, mỗi năm anh thu hoạch từ 1,3 – 2 tấn tôm sú thương phẩm.
Chia sẻ kinh nghiệm
Với đam mê, sáng tạo và chịu khó tìm tòi, học hỏi trong nghề nuôi tôm, sau khi thành công, năm 2000, anh Bình đã chia sẽ kinh nghiệm nuôi và hướng dẫn kỹ thuật nuôi, giới thiệu nguồn tôm giống tốt cho bà con địa phương cùng tham gia phát triển kinh tế và cũng tích cực tham gia tuyên truyền để nâng cao ý thức cho bà con trong việc bảo vệ môi trường nuôi tôm an toàn, bền vững.
Hộ ông Nguyễn Thành Na, ở ấp Tân An, xã Thạnh Phước, cũng là hộ nuôi tôm công nghiệp nhiều năm liền gặp khó khăn đã được anh Bình hướng dẫn cải tạo, chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Ông Na tâm sự: “Lúc đầu, tôi cải tạo 2.000m2 mặt nước, đặt 2 dàn quạt và thả 50 ngàn con giống. Sau 4 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ 23 con/kg, năng suất đạt 2,1 tấn, bán với giá 275 ngàn đồng/kg, thu về 570 triệu đồng, trừ chi phí, tôi lãi 390 triệu đồng. Phấn khởi với hiệu quả bước đầu, tôi mở rộng diện tích nuôi đến nay lên 6.000m2 mặt nước và thả nuôi từ 90 – 150 triệu con tôm sú giống. Hiện tôm nuôi được 3 tháng tuổi, kích cỡ 22 con/kg và đang chuẩn bị thu hoạch”.
Tiếng lành đồn xa, từ đó đến nay, nhiều nông dân trong xã và các xã lân cận như: Thạnh Trị, Định Trung, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc đã tìm đến tham quan, học hỏi kỹ thuật và chuyển đổi theo mô hình nuôi của anh Bình. Mô hình quảng canh cải tiến của anh Bình đã được chính quyền địa phương nhân rộng và duy trì cho đến nay.
Với mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, con tôm hạn chế được dịch bệnh và lớn nhanh, tỷ lệ rủi ro thấp, lợi nhuận đạt 50%. Với những người nuôi có vốn ít, nếu nuôi theo đúng quy trình, kỹ thuật, hiệu quả mang về cao hơn nhiều lần so với nuôi công nghiệp hoặc quảng canh truyền thống trước đó. Mô hình đã và đang là hướng đi phù hợp mang lại hiệu quả cho nhiều nông dân nuôi tôm trên địa bàn huyện.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ