Mô hình kinh tế Cử nhân nuôi heo làm giàu

Cử nhân nuôi heo làm giàu

Ngày đăng 23/10/2015

Cử nhân nuôi heo làm giàu

Trại heo của anh Sinh cho thu nhập cao và không gây ô nhiễm môi trường

Chúng tôi đến trang trại chăn nuôi heo quy mô khá lớn của anh Sinh qua sự chỉ dẫn của Trạm Khuyến nông huyện Định Quán.

Anh Sinh cho biết: “Hiện tổng đàn của tôi đã lên tới trên 1.000 con, bao gồm cả heo thịt lẫn heo giống.

Điều đặc biệt là tất cả các chuồng heo đều sử dụng đệm lót sinh học”.

Từng tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM, anh Sinh cũng có nhiều năm làm công ăn lương ở Sài Thành, từ buôn bán, cho tới làm ngân hàng.

Nhiều năm lăn lộn với cuộc sống thành thị, anh không hài lòng với mức lương mình đang có, nên quyết định tìm kiếm một cơ hội mới với ngành nông nghiệp để ổn định lâu dài.

Trong những lần đi tham khảo các mô hình chăn nuôi tại nhiều địa phương, anh nhận thấy có cơ hội để phát triển nuôi heo.

Nhờ thời điểm làm tại ngân hàng, anh quen biết được khá nhiều chủ trang trại chăn nuôi quy mô lớn, nhờ đó học hỏi được ít nhiều kỹ thuật chuyên ngành.

Sau khi nghe họ trình bày, hướng dẫn kỹ thuật cũng như mách cho những bước đi phù hợp, anh quyết định gác tấm bằng cử nhân, quay về chăn nuôi heo với ước mơ làm giàu.

Ngay sau khi cưới vợ, tuy tuổi đời con khá trẻ, Sinh đã có quyết định táo bạo là sẽ phát triển ngay quy mô trang trại, dứt khoát không nuôi quy mô hộ gia đình. Anh nói: “Tuổi trẻ cần phải mạo hiểm, quyết đoán thì mới có cơ hội làm giàu được”.

Cùng Sinh dạo quanh trang trại, chúng tôi tuyệt nhiên không ngửi thấy mùi hôi từ chất thải của bất cứ chuồng nào.

Nhìn những con heo chắc khỏe, thân mập tròn, nặng trình trịch mà vẫn chạy nhảy tưng bừng khắp chuồng cũng đủ thấy sự thành công của anh.

Hiện cứ mỗi tháng, gia đình Sinh xuất bán từ 100 – 200 con heo, thu lời từ 100 – 200 triệu đồng.

Nói là làm, ngay sau khi xây dựng chuồng trại, anh mượn tiền bạn bè, ngân hàng và đầu tư mạnh tay 50 heo nái để tạo giống tốt về sau. “Khi đã xác định đầu tư mạnh, tôi phải tìm hiểu kỹ càng từng vấn đề, từ thuốc thang, quá trình phát triển, tình hình bệnh tật, cho tới khả năng thích ứng của đàn theo mỗi mùa.

Từ đó, tôi cùng một số anh em trong nhà vừa học hỏi kinh nghiệm bạn bè bên ngoài, vừa tìm hiểu thêm tài liệu để có hướng đi tốt nhất”.

Tuy vậy, với một người mới vào nghề như anh thì không tránh khỏi những thiệt hại.

Những năm đầu, heo chết nhiều, gia đình lỗ cả trăm triệu mỗi lứa.

Nhiều khi lâm cảnh khó khăn, anh phải chạy vạy vay nóng khắp nơi để tiếp tục SX.

Bại nhưng không nản, sau mỗi lần heo chết hay lứa heo bán lỗ, anh lại rút ra được bài học cho mình. 

“Thời gian đầu, heo hay mắc một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, rồi lở loét ngoài da dẫn đến chết nhiều.

Được mách nước, tôi mới bắt đầu phát triển mô hình đệm lót sinh học...”.

Nhờ những người đi trước từng xây dựng hệ thống đệm lót sinh học hiệu quả, Sinh được hướng dẫn cụ thể về cách làm men, cách ủ, các nguyên liệu hỗ trợ. Từ đó, anh nhanh chóng đầu tư, áp dụng trên toàn bộ hệ thống chuồng trại.

Đệm lót sinh học về mùa hè thì mát mẻ, mùa đông ấm áp, chất thải của heo con cũng được xử lý triệt để, tránh nhiễm những bệnh ngoài da khi còn nhỏ hay bệnh về đường tiêu hóa.

Để đảm bảo cho heo phát triển khỏe mạnh, sau khi heo nái sinh, anh cho heo con ra một phân chuồng riêng.

Tại chuồng này, Sinh cũng áp dụng hệ thống đệm lót sinh học phía dưới chuồng và đặt phía trên một miếng nhựa có khe hở rồi đặt heo con lên đó.

Với cách làm này, heo con được đảm bảo độ thông thoáng, mát mẻ, đồng thời chất thải sẽ không dính vào thân hay vào thức ăn, giúp heo con có sức khỏe tốt trước khi đưa ra chuồng lớn.


Quy định lịch nuôi thủy sản Quy định lịch nuôi thủy sản Phân bón Văn Điển cho cây vụ đông Phân bón Văn Điển cho cây vụ đông