Cuộc Chơi Tay Ba Của Nông Sản Việt
Càng ngày, nông sản Việt càng chiếm thế thượng phong tại các siêu thị. Đây là kết quả của chiến lược các hệ thống siêu thị bắt tay với nhà cung cấp, giúp nông dân đưa nông sản có thương hiệu và tiêu thụ hiệu quả.
Trò chơi tay ba
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới thế nhưng có một nghịch lý là người nông dân luôn phải đối mặt với nỗi lo thường trực về sự bấp bênh của đầu ra sản phẩm. Được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn là nỗi lòng kéo dài nhiều năm qua của người nông dân.
Trước tình trạng thương lái đầu cơ, ép giá nông dân, nhiều nhà bán lẻ, bán sỉ, các DNNN đã hợp tác với địa phương để thu mua trực tiếp với các nhà vườn, trang trại, HTX đảm bảo "đầu ra” ổn định cho bà con nông dân.
Thực tế, cú tay ba này đã mở ra hướng đi mới cho nông sản Việt. Điều dễ nhận thấy là DN, nhà sản xuất đưa hàng vào tiêu thụ tại các trung tâm, siêu thị với hợp đồng có giá trị lớn, dài hạn đã nhận được sự hỗ trợ, tăng cường liên kết để cùng gia tăng giá trị sản phẩm. Chính điều này cũng giúp cho thương hiệu nông sản Việt ngày càng được nhiều người biết đến.
Ông Philippe Bacac, TGĐ Metro Cash & Carry Việt Nam cho biết: “Ngay từ năm 2002 có mặt tại Việt Nam, chúng tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn và tính truy xuất nguồn gôc của sản phẩm”.
Có lẽ vì thế mà đại gia phân phối này đã đầu tư dự án xây dựng chuỗi cung ứng rau quả tại Đà Lạt bằng cách mời chuyên gia nông nghiệp Hà Lan và các cán bộ nông nghiệp đào tạo cho nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu kết nối với kênh phân phối hiện đại. Đến nay, mỗi ngày có gần 40 tấn rau quả Đà lạt được thu mua và phân phối tại 19 trung tâm trên cả nước.
Cũng nhờ phương thức này, nhiều mặt hàng như: bánh pía, lạp xưởng, kẹo dừa, mắm, cốm sữa, mủ trôm, bánh phồng, lá sâm, rau củ quả… đã có mặt tại kệ hàng của Co.opmart.
Tương tự, hệ thống siêu thị Big C cũng ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Huế, Nghệ An, Nam Định, Ninh Bình, Quy Nhơn tăng số lượng sản phẩm các vùng miền trong siêu thị.
Theo bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Giám đốc Công ty CP chế biến nông sản Bảo Minh, sau 12 năm hợp tác với Metro, và nhiều hệ thống siêu thị trong nước, niềm vui và thành quả lớn nhất là đưa được những sản phẩm gạo đặc sản của bà con nông dân tận các vùng sâu, vùng xa tới tay người tiêu dùng thành phố.
Tương tự, ông Lê Quang Hải (HTX Khải Hưng, Đông Anh, Hà Nội) cho biết, từ khi hợp tác với siêu thị, đầu ra cho rau của nông dân luôn đảm bảo về giá cả. Tính trung bình thu nhập trồng rau vụ chính khoảng 150 triệu đồng/ha, rau trái vụ lên tới 800-1,5 tỷ đồng/ha. Từ năm 2011, Metro hợp tác với Khải Hưng để tạo vùng sản xuất rau an toàn, cung ứng ra thị trường giúp nông dân yên tâm sản xuất.
“Một trong những kinh nghiệm chúng tôi có được đó là phải phối hợp chặt chẽ với nông dân trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức nông dân làm việc theo nhóm, đồng thời tập huấn trang bị kiến thức về nông nghiệp hiện đại và kiến thức thị trường để giúp họ kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, không thể thiếu sự hỗ trợ của địa phương.” ông Philippe Bacac chia sẻ thêm.
Tạo niềm tin để hợp tác bền vững
Tuy nhiên, để vào được siêu thị, các nhà sản xuất hàng Việt phải đáp ứng được những tiêu chí khá khắt khe của nhà phân phối. Vượt qua được thử thách này, các nhà nông Việt Nam sẽ có cơ hội rộng mở để bán hàng qua các hệ thống siêu thị lớn.
Theo kinh nghiệm của ông Lê Quang Hải (HTX Khải Hưng, Đông Anh, Hà Nội) khi làm hàng cho Metro, bà con nông dân phải trồng rau theo đúng tiêu chuẩn VietGAP. Với những người nông dân quy trình này khá khó khăn so với tập quán canh tách truyền thống nhưng khi đạt được tiêu chuẩn quốc tế thì có thể tiếp cận vào bất cứ siêu thị nào.
Sau nhiều năm làm việc với các siêu thị, nông dân đã nhìn thấy được cơ hội sản xuất rau an toàn để mạnh dạn đầu tư mở rộng trang trại, đầu tư máy móc đóng gói và chuyên chở. Sản lượng rau sạch tiêu thụ ngày càng tăng và mở rộng thêm nhiều bạn hàng mới ngoài Metro.
Đại diện gạo Bảo Minh cho rằng, nông dân vùng sâu vùng xa có điều kiện sản xuất rất thấp nên năng suất thấp, không thể nào hợp quy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thiếu nhãn mác, bao bì cũng như không thể có hóa đơn. Khi đó, vai trò của những DN như Bảo Minh phải giữ vai trò tìm nguồn hàng, bao tiêu sản phẩm và làm gia tăng giá trị của nông sản qua các khâu xử lý kỹ thuật và làm thương hiệu chung. Nhờ đó, NTD yên tâm, siêu thị có nguồn hàng ổn định, thu nhập của nông dân được tăng lên.
Trước các thông tin về thay đổi chủ sở hữu Metro gây lo ngại cho nhiều người thì bà Nguyễn Thị Luyến (Chủ nhiệm HTX rau tự Tự Nhiên (Đông Sang – Mộc Châu – Sơn La) lại cho rằng, dù chủ nào cũng cần nguôn hàng tốt và an toàn. Nông dân làm tốt sẽ không sơ thiếu khách. Sự hợp tác sẽ vấn tiếp tục vì đôi bên tin tưởn và cần có nhau.
Đại diện Metro Cash & Carry nói, siêu thị nào cũng cần phục vụ nhu cầu khách hàng nội địa. Vì thế, việc đầu tư và hỗ trợ nông dân qua việc đào tạo, xây dựng các trạm trung chuyển, thu mua và đồng thời xây dựng chuỗi cung ứng là việc bất cứ ông chủ nào cũng phải làm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ