Nuôi gà Đánh giá khoảng cách di truyền, khả năng sinh trưởng của gà nhiều ngón

Đánh giá khoảng cách di truyền, khả năng sinh trưởng của gà nhiều ngón

Tác giả Nguyễn Khắc Khánh và CTV, ngày đăng 22/09/2018

Đánh giá khoảng cách di truyền, khả năng sinh trưởng của gà nhiều ngón

Bên cạnh các giống gà đặc sản như gà Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo, Tre, H’Mông, Ác. Chọi… Gà nhiều ngón tuy khả năng sản xuất không cao nhưng chất lượng thịt thơm ngon, có ngoại hình khá lạ, đặc biệt phảng phất giá trị văn hóa khi gắn liền với sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh “Giống gà chín cựa” nổi tiếng từ ngàn đời nay.

Hình minh hoạ

Mặc dù quá trình chăn nuôi gà nhiều ngón đã được bắt đầu quan tâm và phát triển nhưng từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học bài bản nghiên cứu sâu về đối tượng này. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khoảng cách di truyền, khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà nhiều ngón với mục tiêu: đánh giá khoảng cách di truyền của gà nhiều ngón với một vài giống gà địa phương có những đặc điểm tương đồng và đánh giá khả năng cho thịt, chất lượng thịt của gà nhiều ngón.

Kết quả nghiên cứu cho thấy gà nhiều ngón có khoảng cách di truyền lớn nhất so với các giống bản địa có đặc điểm ngoại hình và vị trí địa lý tương đồng như giống gà Mía, Đông Tảo, Tàu Vàng, Ri. Khối lượng 1 ngày tuổi là 28,31g, nhưng đến 20 tuần tuổi khối lượng con mái là 1.141,94g và con trống là 1.622,25g. Tỉ lệ than thịt trung bình là 71,41%, thịt lườn là 17,28%, thịt đùi là 22,94% và mỡ bụng là 0,85%. Hàm lượng axit amin lysine khá cao 1,43%, đặc biệt là hàm lượng axit amin glutamic rất cao 4,03 – 4,33%. Vì vậy tiềm năng khai thác nguồn gen gà nhiều ngón là rất lớn vì nhu cầu của người tiêu dùng cao do thịt có chất lượng thơm ngon và bổ dưỡng.

Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (Tháng 10/2014)


Chăn nuôi gà tây kiểu truyền thống Chăn nuôi gà tây kiểu truyền thống Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà