Nuôi gà Dầu cám gạo - Giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà

Dầu cám gạo - Giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà

Tác giả Tiêu Tuyết Minh, ngày đăng 27/02/2016

Dầu cám gạo - Giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà

VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA CHẤT BÉO TRONG THỨC ĂN

Chất béo là những phân tử chứa hydrocacbon, tạo ra các khối cấu trúc và làm nên chức năng cho tế bào sống.

Chất béo là vật liệu dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Mỗi gram chất béo cung cấp một năng lượng là 9 Kcal.

Nhu cầu chất béo trong co thể gà con cần duới 4%, gà hậu bị và gà đẻ cần duới 5%, đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn.

Trong thức ăn cho gà công nghiệp, nguời ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật có tác dụng tốt, cải thiện năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn.

Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu nhu axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Chất béo còn giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng.

Ngoài ra chất béo trong thức ăn cung có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đuờng hô hấp.

ĐẶC ĐIỂM CỦA DẦU CÁM GẠO

Dầu cám gạo được trích ly từ nguyên liệu cám gạo – lớp vỏ ngoài của hạt gạo lức.

Dầu cám gạo chứa một lượng lớn các dưỡng chất có ích cho cơ thể động vật, trong đó, đáng chú ý nhất là thành phần các chất chống ôxy hóa tự nhiên như Vitamin E (tocopherols, tocotrienols), phytosterols, inositols..., đặc biệt là Gamma-oryzanol.

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh Gamma-oryzanol trong dầu cám gạo có tác dụng gấp bốn lần Vitamin E trong việc ngăn chặn các mô bị ôxy hóa.

Gamma-oryzanol làm giảm cholesterol trong cơ thể, tăng cuờng hệ thống miễn dịch có thể bảo vệ các tế bào của co thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do hay hạn chế sự hình thành những gốc tự do.

Cholesterol cần thiết để tạo màng và thành tế bào, cân bằng nội tiết tố trong co thể, sản xuất ra vitamin D và axit mật để tiêu hủy mỡ.

Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần một luợng đủ cholesterol.

Khi quá dư thừa cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu) gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Gamma-oryzanol gián tiếp làm giảm cholesterol trong ruột và gan, sau đó đào thải chúng khỏi cơ thể, đưa lượng cholesterol trong cơ thể về mức an toàn.

Dầu cám gạo thô có ưu thế vượt trôi hơn về mặt dinh duỡng, giá thành cũng khá cạnh tranh so với các loại dầu thực vật khác.

Đã có nhiều nghiên cứu đuợc thực hiện và chứng minh tính hiệu quả khi sử dụng dầu cám gạo thô để phối trộn thức ăn chăn nuôi gà.

SỬ DỤNG DẦU CÁM GẠO TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI GÀ

Dầu cám gạo đã và đang được sử dụng như một thành phần trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà trong nhiều năm.

Purushothaman và cộng sự (2000) đã tiến hành thí nghiệm và kết luận trọng lượng gà con tăng nhanh khi sử dụng thức ăn có bổ sung dầu cám gạo.

Trong nghiên cứu sau đó vào năm 2005, tác giả này nhận định với tỉ lệ bổ sung 3% có tác dụng tích cực đến sự tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn.

Tác giả cũng kết luận rằng chi phí thức ăn để sản xuất 1kg trọng lượng là thấp nhất ở gà con có bổ sung 1% và gà vổ béo có bổ sung 4% dầu cám gạo.

Công trình nghiên cứu của Anitha (2006) được thực hiện sau đó cũng cho kết quả tương tự, tỉ lệ phối trộn 3% dầu cám gạo trong khẩu phần thức ăn ở gà thịt thương phẩm giúp tăng trưởng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp.

Cùng quan điểm, Dung và cộng sự (2012) kết luận rằng, ở gà đẻ cho ăn khẩu phần có bổ sung 3% dầu cám gạo giúp cải thiện sản lượng trứng, khối luợng trứng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao.

Riêng chỉ số lòng trắng và độ dày vỏ trứng cũng là tối ưu.

Chi phí thức ăn tính trên sản luợng thịt có phần tăng, nhưng tính tổng nguồn thu bao gồm sản lượng trứng thì lợi nhuận vẫn cao hơn.
Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chăn nuôi, sự có mặt của dầu cám gạo trong thức ăn chăn nuôi còn được cho là nguyên nhân làm biến đổi hàm lượng cholesterol trong thịt và trứng gà.

Chất chống ôxy hoá tự nhiên trong dầu cám gạo, Gamma-oryzanol, có vai trò làm giảm cholesterol ở huyết thanh như được nhận định bởi Kahlo (1992a, 1992b), đồng thời giảm lượng cholesterol hấp thu và cholesterol LDL (Patel and Naik, 2004).

Nghiên cứu của Dung và cộng sự (2012) cho thấy, bổ sung từ 2,5% đến 3% dầu cám gạo trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ làm giảm luợng cholesterol trong lòng đỏ trứng gà từ 200mg giảm còn 154mg và giảm hàm luợng cholesterol trên mỗi gram lòng đỏ trứng từ 11.3mg giảm còn 9.26mg.

Trước đó, Ramesh Kumar (2000) kết luận gà thịt được ăn thức ăn bổ sung dầu cám gạo cho hàm lượng cholesterol trong cơ thịt thấp, tăng hàm lượng lipoprotein có tỉ trọng cao (HDL).

Anitha (2006) xác nhận hàm lượng cholesterol trong máu gà thịt giảm khi tỉ lệ dầu cám gạo thô tăng từ 1-5%.


Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo Kỹ thuật chăn nuôi giống gà Ai Cập Kỹ thuật chăn nuôi giống gà Ai Cập