Điều kiện và cách nuôi đà điểu tại Việt Nam
Trả lời: Theo kinh nghiệm của Trại nghiên cứu Đà điểu Ba Vì (Viện Chăn nuôi quốc gia) thì đà điểu trống cao 2,7m, con mái chỉ 2m.
Trung tâm đã chuyển giao công nghệ, cung cấp con giống cho gần 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Sau 9 năm nghiên cứu, đã từng bước hoàn thành qui trình công nghệ chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam, gồm nuôi sinh sản, nuôi từ 0 đến 3 tháng tuổi, nuôi thịt, ấp trứng, thú y phòng bệnh.
Bước đầu cũng đã chuyển giao có hiệu quả cao đến nhiều nơi, đặc biệt không hề có một con đà điểu nào bị lây nhiễm trong suốt thời gian có dịch cúm gia cầm.
Trung tâm cũng nghiên cứu hệ thống giống hình tháp từ dòng thuần tới con thương phẩm, để sử dụng được ưu thế lai giữa các dòng.
Song song, triển khai nghiên cứu một cách hệ thống về thức ăn dinh dưỡng, để phát huy tối đa tiềm năng con giống, hạ giá thành sản phẩm.
Bạn có thể liên hệ với trung tâm để có hướng dẫn cụ thể về chuyển giao.
Nghiên cứu của Trung tâm cho thấy đà điểu ta nuôi hoàn toàn đạt các chỉ tiêu của thế giới.
Năng suất của đà điểu cao hơn hẳn so với bò, lợn, gà, cả về thịt, da và lông, và tiêu tốn ít thức ăn hơn.
Mỗi năm đà điểu đẻ 25- 30 con, một mái mỗi năm cho sản lượng thịt 2,5-3 tấn, so với trâu bò chỉ đẻ 1 con, cho 250 kg thịt, lợn đẻ 20 con, cho 2 tấn thịt.
Một đời đà điểu mái cung cấp 90-120 tấn thịt, hơn hẳn một đời trâu bò chỉ là 20-24 tấn, và lợn là 4-5,5 tấn.
Một con đà điểu có sản lượng da 30m2 và 25 kg lông, trâu bò chỉ có 2,7\m2 da.
Da đà điểu có chất lượng cao hơn cả da voi và da cá sấu.
Loại da này rất mềm mại, có đặc điểm độc đáo là những nang lông tự nhiên tạo nên chất lượng tuyệt vời.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ