Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại
Hiện nay, cây chè đang ở giai đoạn phát triển búp, tuy nhiên, một số loại sâu bệnh đã xuất hiện gây hại.
Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.
Ngoài ra, có gần 100ha bị nhện đỏ và thối búp, tỷ lệ bị nhện đỏ hại trung bình 1,2 - 2,5%, nơi cao 5 - 9% lá bị hại, tỷ lệ bệnh thối búp trung bình 1,7 - 3,4%, nơi cao 6,5 - 20% búp bị hại.
Dự báo, trong thời gian tới, các đối tượng rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ tiếp tục gây hại. Do vậy, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thái Nguyên (BVTV) đã chỉ đạo Trạm BVTV các huyện, thành, thị hướng dẫn người dân tích cực theo dõi, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Đối với rầy xanh, dùng các thuốc hoá học như Applaud10WP, Encofezin 10 WP, Butyl 10 WP với lượng 0,5 - 1,5 kg/ha, pha với 320 - 500 lít nước; Padan 50 SP, với lượng 1,5kg pha với 500 lít nước, Padan 4G với lượng 10 - 20 kg/ha rải vào gốc...
Bọ cánh tơ, sử dụng các loại thuốc hoá học: Bestox 5 EC với lượng 0,4 - 0,6 lít/ha pha với 400 lít nước. Nhện đỏ, dùng các loại thuốc như: Rufast 3EC với lượng 0,15 lít/ha pha với 400 lít nước; Comite 73 EC với lượng 8 - 25 ml/10 lít nước và phun 400 - 700 lít nước thuốc/ha; Nissorun 5 EC dùng 0,4 - 0,6 lít/ha pha với 400 lít nước. Bị xít muỗi, dùng các loại thuốc hoá học như Applaud 10WP, Encofezin 10WP, Butyl 10WP với lượng 0,5 - 1,5kg/ha pha với 320 - 500 lít nước…
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ