Thống kê nông sản Giá gạo 22/7/2020 có xu hướng giảm, doanh nghiệp lo ngại XK khó khăn

Giá gạo 22/7/2020 có xu hướng giảm, doanh nghiệp lo ngại XK khó khăn

Tác giả Thủy Chung, ngày đăng 23/07/2020

Giá gạo 22/7/2020 có xu hướng giảm, doanh nghiệp lo ngại XK khó khăn

Hôm nay, giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm IR 504 xuất khẩu có xu hướng giảm so với hôm qua, nhu cầu thu mua từ các kho cầm chừng; giá lúa tươi tại An Giang giảm.

Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu 8.000 đồng/kg (giảm 50 đồng/kg), loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 9.350 đồng/kg (giảm 50 đồng/kg); tấm 1 IR 504 hè thu 7.800 đồng/kg; cám vàng 5.500 – 5.550 đồng/kg.

Theo baodautu.vn, lượng gạo tồn kho tại các nước tăng khiến doanh nghiệp lo ngại tình hình xuất khẩu đến cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Quang Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ, do các tháng đầu năm, nhiều quốc gia đã nhập lượng gạo lưu kho lớn hơn khả năng có thể tiêu thụ.

Doanh nghiệp này mỗi năm xuất khẩu trung bình 220.000 tấn gạo nếp, tấm nếp. Đối với thị trường Trung Quốc, trong tháng 4 (thời điểm Việt Nam vẫn áp dụng lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo), giá gạo nếp ở mức 700 USD/tấn và giờ chỉ còn khoảng 520 USD. Dù chấp nhận giá 520 USD nhưng cũng không bán được vì hồi tháng 04/2020, các thị trường trọng điểm tiêu thụ gạo Việt Nam đã thi nhau nhập về, bây giờ đầy ních ở kho chưa tiêu thụ hết. Không thể vì dịch mà có thể ăn gấp đôi, gấp 3 trong khi ngoài cơm, họ còn ăn thịt, cá, trái cây. Mọi năm, Việt Nam thường xuất khoảng 600.000 tấn gạo/tháng, nghĩa là khoảng 6 triệu tấn/năm.

Tháng 6/2020 xuất khẩu gạo đạt 450.407 tấn, tương đương 227,26 triệu USD, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 3,52 triệu tấn gạo, tương đương 1,72 tỷ USD, tăng cả về lượng, giá và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, với mức tăng tương ứng 5%, 13% và 18,6%.

Đối với lượng gạo dự trữ, Tổng cục Dự trữ nhà nước cho biết, đã thực hiện mua và nhập kho được 158.880 tấn gạo đạt 83,5% kế hoạch và 60.200 tấn thóc đạt 75% kế hoạch. Trước đó, theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao nhập tăng cường lượng lương thực dự trữ quốc gia năm 2020 là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc. Dự kiến đến 15/8, sẽ hoàn thành 100% kế hoạch nhập lương thực. Thời gian tới, Tổng cục Dự trữ nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tiếp tục tăng cường xây dựng cơ chế chính sách về dự trữ quốc gia, tập trung rà soát danh mục hàng dự trữ quốc gia để kịp thời bổ sung danh mục cần thiết cho việc bảo đảm mục tiêu dự trữ quốc gia.

Lần đầu tiên từ tháng 3-2020, giá chào bán gạo Thái Lan thấp hơn Việt Nam. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán với giá 463-467 USD/tấn; gạo 25% tấm là 446-450 USD/tấn. Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan chào bán 458-462 USD/tấn; gạo 25% tấm là 446-450 USD/tấn. Còn với Ấn Độ, quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì là quốc gia có mức giá chào bán gạo thấp hơn so với Việt Nam và Thái Lan, mà cụ thể, hiện gạo 5% tấm của Ấn Độ có giá 378-382 USD/tấn và gạo 25% tấm là 348-352 USD/tấn.


Thị trường lúa gạo Châu Á tuần 16-23/7: Giá gạo Thái Lan tăng do lo ngại về nguồn cung Thị trường lúa gạo Châu Á tuần 16-23/7:… Giá lúa mì Nga tăng Giá lúa mì Nga tăng