Giá thực phẩm ngày 11/8/2020 rau củ tiếp tục tăng giá
Giá các mặt hàng thực phẩm như rau củ, trái cây hôm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng nhẹ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá các mặt hàng nông sản thực phẩm hôm nay tăng trở lại với mức tăng nhẹ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Cụ thể, cải thìa, cải ngọt, cải xanh 32.000 đồng/kg; tăng 2.000 đồng/kg; bí xanh 25.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; cà rốt 27.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; chanh 30.000 đòng/kg, rau muống, 38.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; bí đỏ 20.000 đồng/kg.
Tại ĐBSCL, giá nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng tăng nhẹ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg.
Cụ thể, bắp cải 12.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; mồng tơi 15.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; rau muống 13.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; cải ngọt, cải xanh 12.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; bí đao 16.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; khổ qua 18.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; đậu bắp 14.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Với mặt hàng thủy sản, tại ĐBSCL, giá cá tra duy trì ổn định ở mức 17.500 - 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tôm thẻ thương lái mua tại đầm size từ 40 - 80 con tăng nhẹ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tôm thẻ size 20 con tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau đang dao động ở mức 163.000 – 165.000 đồng/kg, size 30 con dao động từ 120.000 - 125.000 đồng/kg, size 40 con dao động từ 110.000 đồng - 112.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá rau tăng mạnh là do vào cao điểm mùa mưa, rau tăng trưởng chậm và tỷ lệ hao hụt nhiều hơn so với các mùa khác. Rau đến kỳ thu hoạch, bị ngập nước gây hư hỏng. Ngoài ra mùa này, tỷ lệ rau bị nấm bệnh cao, chi phí trồng tốn kém hơn.
Bên cạnh đó giá rau củ tăng do thời tiết thất thường khiến dịch bệnh nhiều, năng suất giảm. Mặt khác, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trở lại đẩy giá thành sản xuất, dịch vụ vận chuyển cũng bị đẩy lên cao, khiến người dân gặp nhiều khó khăn và giảm diện tích trồng cũng là lý do khiến nguồn cung thấp.
Theo lãnh đạo phòng kinh tế Đà Lạt, Long An, tình hình sản xuất rau củ quả đang chậm lại. Hiện sản lượng rau mới đáp ứng khoảng 80% thị trường. Do đó, để nguồn hàng dồi dào, đủ cung cấp cho các tỉnh, thành phía Nam cần có thêm thời gian. Đồng thời, dịch bệnh cũng phải kiểm soát được thì người dân mới dám tăng diện tích trồng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ