Mô hình kinh tế Giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước, trong và sau mùa lũ

Giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước, trong và sau mùa lũ

Ngày đăng 29/09/2015

Giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước, trong và sau mùa lũ

Theo đó, vào thời điểm trước mùa lũ, nhà vườn cần cắt tỉa những cành già cỗi, bị sâu bệnh nhằm tạo sự thông thoát và hạn chế sâu bệnh phát triển; thường xuyên tôn tạo đất liếp, gia cố bờ bao chắc chắn để tránh hiện tượng rửa trôi do mưa bão.

Thời điểm trong mùa lũ, ngưng bón phân đạm để cây không ra đọt non; hạn chế đi lại trong vườn vì có thể làm cho đất kết chặt lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ; không neo trái trên cây kể cả trái còn non đối với vườn có mức thủy cấp cao; dùng máy bơm thoát nước khi mực nước dâng cao.

Giai đoạn sau lũ, xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng, tạo sự trao đổi khí vùng bên trên và xung quanh rễ; đào rãnh để nước rút nhanh ra khỏi liếp, bón phân cân đối giữa đa lượng và vi lượng, có thể phun thêm phân bón lá nhằm tăng cường dưỡng chất cho cây;…

Đến thời điểm này, tổng diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh là 33.893ha, trong đó, diện tích cho sản phẩm là 9.782ha, gồm: 2.148ha bưởi, 1.189ha quýt đường, 1.083ha chanh, hơn 5.000ha cam sành. Hiện diện tích vườn cây ăn trái tập trung nhiều ở huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy và Châu Thành A.


Quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long cần giải pháp tổng hợp và cộng đồng Quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long… Hồi sinh đặc sản tiêu Ba Lế Quảng Ngãi Hồi sinh đặc sản tiêu Ba Lế Quảng…