Nuôi nai Giới thiệu về nai giống và tình hình chăn nuôi ở Việt Nam - Núi rừng nước ta có rất nhiều nai

Giới thiệu về nai giống và tình hình chăn nuôi ở Việt Nam - Núi rừng nước ta có rất nhiều nai

Tác giả Hươu Giống, ngày đăng 31/08/2016

Giới thiệu về nai giống và tình hình chăn nuôi ở Việt Nam - Núi rừng nước ta có rất nhiều nai

Nai là con thu có bản tính hiền, nhút nhát như thỏ đế, đôi khi lại ngờ nghệch, nghễnh ngàng, ưa quên.

Núi rừng nước ta có rất nhiều nai.

Chúng sống không định cư một chỗ nhất định nào mà nay đây mai đó.

Có con thích ở rừng rậm, có con lại thích ở, rừng thưa, nhưng cũng có con thích sống trong những núi đá vôi như dẻ núi.

Chúng cũng thích leo trèo lên những mỏm đá nhọn cao ngất, nhìn mông lung tứ phía, như một cái thú riêng.

Giống nai sống ở rừng nước ta thường thấy có hai loài : loài màu nâu da bò, thân mình nhỏ chừng 170 kí ở con đực, và khoảng 140 kí ở nai cái.

Nhưng loại nai màu xám đen như da trâu thì thể trọng lớn hơn, không thua kém gì bò.

Sức nặng của nai đực có thể trên 250 kí, và nai cái khoảng 200 kí.

Tại miền Bắc, nai sống nhiều ở Hoàng Liên Sơn, ở các khu rừng phía đông và tây.

Tại miền Trung, nai có mặt suốt dãy Trường Sơn, nhiều nhất là Nam Trường Sơn.

Tại miền Nam thì chúng sống nhiều nhất ở các khu rừng miền Đông.

Ở Sông Bé, Đồng Nai, rừng Trị An, Nam Cát Tiên có rất nhiều nai.

Trước đây vài thế kỷ, Đồng Nai là vùng có nhiều nai nhất.

Nói tóm lại, rừng núi nước ta, vùng nào cũng có nai, không ít thì nhiều.

Nai là con thú lớn, có giá trị kinh tế cao nên từ trước đến nay bị người ta săn bắn quá nhiều, vì vậy, số lượng nai trong nước càng ngày càng ít đi.

Tuy nay chưa đến mức phải báo động, nhưng nếu có biện pháp nào đó để hạn chế việc săn bắt cũng là việc nên làm.

Người ta săn nai trước hết là để lấy thịt, vì thịt nai nổi tiếng rất ngon (chỉ thua thịt hươu), lại chế biến được nhiều món ăn thích khẩu.

Ngoài ra, nai còn cho lộc nhung, hay gạc ; mật nai, đuôi nai cũng là dược liệu quý.

Xương nai dùng để nâu cao, bán rất cao giá…

Chính vì con nai có nhiều giá trị về kinh tế như vậy nên từ lâu ông cha ta, đã bắt tay vào việc bắt nai rừng về thuần hóa thành một thứ gia súc như trâu bò.

Ở một số nước, người ta đã tập nai cày bừa như bò, ngựa.

Còn tại nước ta, người ta chỉ nuôi nai để lấy con giống, lấy lộc nhung, lấy thịt, và nhiều phụ phẩm khác.

Con nai vốn nhát, và chính vì cái tính nhát đó mà không thể thả chăn như trâu bò ngoài dồng.

Đã có nhiều người xỏ mũi nai như xò mũi trâu bò, nhưng sợi dây mũi chỉ kiềm chế được nai khi chúng mới năm bảy tháng tuổi, Nai lớn chỉ còn cách nuôi chuồng, nuôi trại là tốt hơn cả.

Hiện nạy, có nhiều vùng nuôi nai theo tính cách gia đình.

Số nai nuồi được tập trung đông nhất vẫn là ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) và Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Các nơi khác như Ban Mê Thuột, Trị An, Đồng Nai và nhiều nơi khác không được nhiều.

Tuy nhiên, so với số hươu sao được nuôi tại các gia đình hiện nay, thì số nai vốn là con số đáng kể hơn.

Thường thì những nhà nuôi nai cũng có nuôi thêm hươu sao, hay ngược lại.

Vì việc chăm sóc, cách nuôi nấng hai loại này cũng chẳng khác gì nhau, mà cũng đều mang lại mức kinh tế cao, giúp người chăn nuôi có mức thu nhập lớn.

Được biết, giá một con nai giống một năm tuổi hiện nay khoảng 20 triệu đồng (tương dương với 4 lượng vàng).

Có nghĩa là muốn nuôi một cặp nai giống một năm tuổi phải bán tám lượng, chưa kể tổn hao trong việc thiết lập chuồng trại.

Nhưng, việc chăn nuôi cũng như buôn bán, càng lớn vốn thì càng thu được nhiều lời.

Mỗi năm, nai đực cho ta cặp nhung, nai cái đẻ một nai con, hai mối lợi đó cộng lợi đâu phải là con số nhỏ ?

Nai con giá 20 triệu, còn nhung nai một kí khoảng 3 triệu, chứ đâu phải ít ?


Nuôi nai lấy nhung nhỏ gọn cho doanh thu khá Nuôi nai lấy nhung nhỏ gọn cho doanh… Nuôi Hươu Cái Sinh Sản Nuôi Hươu Cái Sinh Sản