Mô hình kinh tế Giữ Lấy Rừng Bần

Giữ Lấy Rừng Bần

Ngày đăng 24/02/2012

Giữ Lấy Rừng Bần

Bà Tư Cúc cho biết, lúc đầu chỉ nghĩ làm sao có đủ gia vị bột bần chua để chế biến món lẩu chua bần bán cho du khách mỗi khi đến cù lao Long Trị vào những tháng bần không cho trái. Nhưng khi làm được bột bần thì du khách ăn thấy ngon, người hỏi mua nửa ký, một ký mang về làm gia vị cho nồi canh chua. Từ đó nhu cầu mỗi ngày một tăng thế là quyết định đầu tư SX.

Để đạt được hiệu quả như hôm nay có sự góp công lớn của Trung tâm Khuyến công Trà Vinh, đã hỗ trợ một phần vốn đầu tư máy tách hạt, máy đánh bột, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa và quảng bá thương hiệu. Từ đó cây bần không còn bị người dân đốn bán củi nữa, hạt bần theo nước bám vào đất bãi bồi ven biển phát triển ngày một nhiều. Cây bần đã thành cây hái ra tiền cho nhiều người.
Hiện tại, bần trái được bà Tư Cúc thu mua với giá 4.000 đ/kg, gọt bỏ vỏ có giá 6.500 đ/kg. Bình quân 1 kg bần nguyên trái, chế biến thu được khoảng 300 gram bột bần, bán 16.000 đ/hũ (300 gram). Bà Tư Cúc cho biết, năm 2011 doanh thu từ chế biến trái bần đạt gần 500 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi khoảng một nửa. Hiện tại, từ trái bần bà Tư Cúc đã SX ra được rất nhiều sản phẩm như bột lẩu bần, mứt bần, nước chấm trái bần, kẹo bần, dưa bần. Các sản phẩm này đã có mặt ở siêu thị và còn sang cả Đức thông qua kênh Việt kiều.
Các khu rừng ngập mặn cũng góp phần hạn chế xâm nhập nước mặn và bảo vệ nước ngầm. Ở những thành phố và thị trấn ở vùng ven biển bị triều cường gây ngập nhiều khu dân cư, trong đó có một nguyên nhân là hầu hết các kênh rạch có những dải cây dừa nước và nhiều loài cây ngập mặn khác như bần, mấm, su, trang đã bị chặt phá và lấp đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư cho nên không có chỗ cho nước thoát.
Nếu như lúc ban đầu bà Tư Cúc phải tự đi hái trái thì giờ bà con trong vùng thu hoạch mang đến tận nhà bán. Cây bần có nguồn thu nên diện tích bần không bị chặt phá nữa. Bây giờ cây bần trên đất của ai người ấy giữ để thu hoạch trái chứ không còn bỏ rơi rụng như trước đây.
Theo tính toán của bà con ở đây, một cây bần 4 năm tuổi cho thu hoạch hơn 100.000 đ/năm. Nhưng quan trọng hơncây bần đã được bảo vệ để góp phần vào việc che chắn sóng, gió hạn chế sạt lở đê biển. Bần là loài cây tạp ít giá trị kinh tế nhưng giữ đất trước sự xâm lấn của sóng biển thì thật đáng nể. Bần mọc đến đâu đất bền vững đến đó vì bộ rễ của nó phát triển vững chắc.
TS Phạm Trọng Thịnh, Phân Viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ cho biết, hệ thống rễ cây rừng ngập mặn giữ lại các chất trầm tích từ đất liền đưa ra biển. Các chất trầm tích này trộn với lớp thảm mục, tàn tích hữu cơ được phân rã làm cho nền đất nâng cao. Nhờ lớp thảm thực vật cản sóng, lượng phù sa và mùn bã hữu cơ được tích lũy phù sa làm cho mặt đất được cố định và nâng cao, các trụ mầm và quả, hạt của các loài cây ngập mặn nhanh chóng tái sinh chiếm cứ vùng bãi bồi.


Thu Phí Dịch Vụ Môi Trường Rừng Thu Phí Dịch Vụ Môi Trường Rừng Đến Hẹn... Lại Lo Cháy Rừng Đến Hẹn... Lại Lo Cháy Rừng