Hệ Thống Nuôi Trồng Thủy Sản Tuần Hoàn (RAS)
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) kết hợp công nghệ xử lý bổ sung ngoài được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tái chế nước cục bộ (PRAS), cho phép tái sử dụng 1 số lượng nước đáng kể. Hệ thống RAS này đạt mức độ kiểm soát tốt hơn bất kỳ ứng dụng công nghệ nào khác trong nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả sản xuất cao và lợi ích kinh tế đáng kể.
Hệ thống RAS thường được sử dụng khi: nguồn nước mới cần để cung cấp cho ao bị hạn chế hoặc giá thành cao (do chi phí máy bơm), nguy cơ nguồn nước đi vào gây ô nhiễm hoặc nhiễm bệnh cao, công suất xử lý nước thải bị giới hạn, hoặc khi nhà quản lý muốn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nước và nhiệt độ trong hệ thống nuôi cá.
Những hệ thống như vậy thường có đặc điểm làm tăng độ phức tạp về kĩ thuật, tăng chi phí đầu tư và trong 1 số trường hợp, tăng cả chi phí vận hành.
Tuy nhiên, hệ thống RAS cho phép điều kiện nuôi cấy được tối ưu hóa quanh năm và hoàn toàn độc lập với các biến động về chất lượng nguồn nước và nhiệt độ môi trường xung quanh, vì vậy, tốc độ tăng trưởng cá có thể gia tăng giúp nuôi nhiều cá hơn hoặc đạt kích thước lớn hơn trong cùng 1 khoảng thời gian. Nếu hệ thống được thiết kế tốt, những lợi ích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn phần chi phí tăng thêm dẫn đến việc hạ thấp được chi phí sản xuất cuối cùng.
Hệ thống RAS tái sử dụng nước một cách tối đa nhờ kết hợp một hệ thống xử lý nước toàn diện. Một quy trình xử lý nước thường bao gồm: loại bỏ các chất rắn, lọc sinh học, cân bằng khí, oxy hóa và khử trùng. Bằng phương pháp xử lý từng vấn đề cốt yếu của nước qua hệ thống RAS chứ không tháo nước như hệ thống tái chế nước cục bộ và hệ thống sử dụng dòng nước chảy qua, người nuôi kiểm soát tối đa điều kiện nuôi cấy trong ao và cả chất lượng nước.
Chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn chủ yếu phụ thuộc vào độ phức tạp và chi phí của hệ thống xử lý nước qua sử dụng. Việc sử dụng các quy trình xử lý bổ sung hoặc xử lý với cường độ lớn hơn có thể mang lại chất lượng nước tốt hơn và tỷ lệ tuần hoàn cao hơn.
Một hệ thống tuần hoàn thông thường có thể đạt tốc độ tuần hoàn 95 – 99% tốc độ dòng chảy của hệ thống và vẫn đảm bảo duy trì chất lượng nước tối ưu cho cá. Tuy nhiên, với việc bổ sung công nghệ khử nitơ và tách nước từ quá trình làm đặc bùn, một số hệ thống có thể trở nên khép kín, giảm đến mức tối thiểu hoặc không có quá trình trao đổi nước với bên ngoài. Khi thiết kế hệ thống, cần đạt được sự cân bằng giữa sự phức tạp của hệ thống xử lý, giá thành và chất lượng nước theo yêu cầu.
Tái sử dụng đã trở thành một nhu cầu kinh tế khẩn thiết trong nhiều ngành công nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng không phải là một ngoại lệ. Công nghệ tuần hoàn đã cho phép cơ sở vật chất trong chăn nuôi thủy sản phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về kinh tế và bền vững đối với môi trường.
PR Aqua là công ty đi đầu về hội nhập công nghệ tuần hoàn nước và công nghệ tái chế nước cục bộ trong thiết kế và xây dựng các cơ sở chăn nuôi thủy sản. Hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về công nghệ tuần hoàn và cách đạt được các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận.
(Còn tiếp)
Source (trích lục): http://www.praqua.com/solutions/culture-systems/recirculating-aquaculture-systemsras
Biên dịch viên: Vân Anh
Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ