Tin nông nghiệp Hiệu quả bón phân cho rau đúng vụ và chuối trái vụ

Hiệu quả bón phân cho rau đúng vụ và chuối trái vụ

Tác giả PV, ngày đăng 15/01/2020

Hiệu quả bón phân cho rau đúng vụ và chuối trái vụ

Sử dụng đúng cách phân bón hóa học vừa giúp cho nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất mà rau củ mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu của nông sản an toàn.

Rau cải sạch, năng suất cao nhờ bón NPK Lâm Thao.

Chất lượng cuộc sống ngày càng đi lên, cái thời mà đại đa số người dân chỉ cần “ăn no, mặc ấm” đã qua từ rất lâu rồi, bây giờ là thời kì của “ăn ngon, mặc đẹp”. Khi mà vấn đề vệ sinh thực phẩm chưa bao giờ nóng bỏng như hiện nay thì người ta lại càng quan tâm đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ và độ an toàn của nông sản.

Nhiều người thường ngộ nhận sản xuất rau quả an toàn thì không được sử dụng phân bón hóa học nhưng thực tế hoàn toàn sai. Sử dụng đúng cách phân bón hóa học vừa giúp cho nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất mà rau củ mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu của nông sản an toàn.

Hiện nay nhiều bà con vẫn còn duy trì tập quán bón phân đơn, đó là cách làm vừa lãng phí tiền bạc, công sức lại khó có thể cân đối về chất lượng. Thêm vào đó là tình trạng vừa bón xong đã thu hái, không đảm bảo thời gian cách ly vì nghĩ phân bón không phải là thuốc trừ sâu nhưng thực tế thì ngược lại, đặc biệt là đạm.

Theo các nhà khoa học của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, việc chuyển đổi hình thức bón phân từ bón phân đơn theo tập quán cũ sang bón phân tổng hợp, đảm bảo cách ly đầy đủ theo đúng quy trình bón phân khép kín ở vụ đông có thể làm cho năng suất bắp cải tăng hơn 3,5 tạ/vụ/sào, cà chua tăng 2 tạ/vụ/sào hơn thế lại còn đảm bảo tiêu chuẩn rau an toàn. Lá rau có màu xanh nhạt nhưng rất bền màu, giảm thiểu sâu bệnh hại rất tốt nên bà con không mất quá nhiều công chăm bón, công phun thuốc trừ sâu cũng như việc phải sử dụng các hóa chất độc hại.

Cụ thể, bà con nên sử dụng bộ sản phẩm NPK-S*M1 5.10.3-8 bón lót và NPK-S*M1 12.5.10-14 bón thúc cho cả 2 loại cây sau:

Với cây bắp cải: Bón lót bà con bón 20 kg/sào kèm 500kg phân chuồng, bón thúc chia 2 lần: Lần 1 sau trồng 20 – 25 ngày 15kg, lần 2 khi cây trải lá bàng 23kg.

Với cây cà chua: Bón lót bà con bón 22kg/sào kèm 300kg phân chuồng, bón thúc 2 lần, lần 1 sau khi trồng từ 20 – 25 ngày: 25kg, lần 2 khi cây ra hoa rộ, hình thành quả: 22kg.

Dây chuyền sản xuất, đóng bao NPK Lâm Thao.

Qua hai ví dụ cụ thể trên việc thực hiện quy trình bón phân bằng NPK Lâm Thao khép kín đều cho năng suất tăng từ 15-20% so với tập quán bón phân theo kiểu truyền thống ở địa phương, làm tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thành công vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Còn đối với chuối tiêu hồng, dịp Tết Nguyên đán sẽ là một cơ hội thu tiền lớn cho các nhà vườn nhưng đây cũng là mùa trái vụ, khó trồng, khó chăm hơn cả. Muốn trồng thành công, phải thực hiện đúng thời điểm xuống cây vào đầu năm.

Liều lượng bón cho 1 cây thực hiện theo đúng khuyến cáo như sau: Bón lót bằng phân chuồng 5 - 10kg kết hợp với NPK*M1 5.10.3-8 liều lượng 0,3 - 0,5 kg. Bón thúc 3 lần bằng NPK*M1 12.5.10-14, lần 1 sau trồng từ 1 - 1,5 tháng liều lượng 0,7 - 1 kg, lần 2 sau lần 1 từ 1,5 - 2 tháng: 1,5 - 2 kg, lần 3 khi cây trổ buồng: 1 - 1,5 kg.

Bằng cách này tỷ lệ trổ buồng có thể đạt trên 95% so với đối chứng theo tập quán địa phương là khoảng 90%, bình quân 10 nải/buồng, quả ra đều và chắc, thời gian sinh trưởng dự kiến sẽ rút ngắn lại khoảng 10 ngày.

Hiện nay giá bán trung bình 1 buồng chuối tiêu hồng vào khoảng 100.000 – 140.000 đồng. Vào dịp Tết Nguyên đán, thông thường sẽ tăng thêm 20.000 – 30.000 đồng/buồng. Như vậy, thu nhập của những người nông dân áp dụng theo cách này có thể đạt 300 triệu đồng/ha cao hơn so với ruộng của bà con đại trà khoảng 40-50 triệu đồng.


Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (14-20/1) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong… Chăm sóc vườn cây ăn trái đón vụ Tết 2020 Chăm sóc vườn cây ăn trái đón vụ…