Mô hình kinh tế Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm

Ngày đăng 19/05/2012

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm
Huyện Krông Búk có tổng diện tích 35.867,71 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80%. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
 
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Krông Buk đã triển khai mô hình trồng rừng thâm canh keo lá tràm năm thứ I, 2010. Năm 2011, trạm tiếp tục thực hiện mô hình năm thứ II, 2011. 28 hộ tham gia thực hiện mô hình là đồng bào dân tộc Ê đê, được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí phân bón và kinh phí triển khai. Chủ hộ đầu tư công chăm sóc và bảo vệ vườn cây. Tổng nguồn kinh phí đã triển khai 138.841.000 đồng, trong đó kinh phí triển khai năm 2010 là 109.400.000 đồng, năm 2011 là 29.441.000 đồng. Mô hình trồng và chăm sóc cây keo lá tràm trên địa bàn huyện Krông Buk năm 2011 đạt tỷ lệ cây sống là 85-90%; chiều cao trung bình đạt 2 m. Hiện nay tổng diện tích rừng keo lá tràm trên địa bàn huyện là 35 ha.

Đây là một dự án khuyến lâm có ý nghĩa thực tế, tận dụng đất trống, đất đồi núi để tăng thu nhập cho người nông dân tham gia mô hình. Đồng thời có tác dụng tốt trong việc phủ xanh đất trống, đất đồi núi, hạn chế hiện tượng xói mòn ở vùng đất Tây Nguyên nói chung và huyện Krông Buk nói riêng. Mô hình này tạo điều kiện cho bà con nông dân trên toàn huyện tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng diện tích.

Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên… Nhân Rộng Mô Hình Trẻ Hoá Các Vườn Cà Phê Ở Dak Lak Nhân Rộng Mô Hình Trẻ Hoá Các Vườn…