Tin nông nghiệp Hiệu quả phân lân nung chảy Ninh Bình trên đất phèn

Hiệu quả phân lân nung chảy Ninh Bình trên đất phèn

Tác giả Ths. Nguyễn Viết Cường, ngày đăng 08/05/2017

Hiệu quả phân lân nung chảy Ninh Bình trên đất phèn

Vụ ĐX 2016 - 2017 Cty cổ phần Phân lân Ninh Bình phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười thực hiện mô hình trình diễn sử dụng 100% P205 bằng phân lân nung chảy Ninh Bình so sánh với việc sử dụng 100% P205 là DAP (quy trình phổ biến tại địa phương – ruộng đối chứng).

Mô hình trình diễn bón lân Ninh Bình cho lúa ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, Long An

Mô hình được thực hiện trên diện tích 2ha tại hộ anh Nguyễn Văn Minh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) thuộc nhóm đất phèn, sản xuất 3 vụ lúa nếp IR 4625 (thường được gọi là nếp 46) trong năm.

Kết quả cho thấy, ở mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cây lúa được ghi nhận không có biểu hiện ngộ độc hữu cơ, bộ rễ dài, nhiều rễ trắng ở thời điểm theo dõi 20 ngày tuổi sau sạ. Lúa phát triển mạnh, khỏe, cứng cáp, ít sâu bệnh hơn (số lần phun thuốc sâu bệnh được theo dõi giảm hơn 3 lần phun, tiết kiệm được hơn 900.000 đồng/ha (tương đương 28,1%).

Một số chỉ tiêu về năng suất cũng được thể hiện rất rõ như số hạt chắc/bông đạt cao (78 hạt) so với đối chứng chỉ đạt 62 hạt, tăng 16 hạt/bông (tương đương 25,80%), năng suất đạt 8,3 tấn/ha so với 8 tấn/ha, cao hơn 0,3 tấn/ha (tương đương 3,75%).

Về kinh tế: Tổng chi phí mô hình là 16.530.000 đồng so với 17.805.000 đồng ở ruộng đối chứng, giảm được 1.2750.000 đồng (tương đương 7,16%). Tổng thu đạt cao hơn rõ do năng suất tăng và chi phí giảm (giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón). Tổng thu bên mô hình đạt cao là 27.460.000 đồng/ha so với 24.595.000 đồng/ha, hơn 2.865.000 đồng (tương đương 11,60%). Với diện tích 2ha, hộ anh Nguyễn Văn Minh đã thu lợi nhuận tăng thêm là 5.730.000 đồng.

Lúa bón lân Ninh Bình và đối chứng

Việc sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình là một trong nhiều giải pháp quan trọng cần được áp dụng, đặc biệt cho những vùng đất phèn, vùng sản xuất lúa 3 vụ/năm như hộ anh Nguyễn Văn Minh đã ứng dụng thành công trong vụ ĐX 2016 - 2017 vừa qua.

Có kết quả trên là do các tính chất ưu việt của phân lân nung chảy Ninh Bình bón cho lúa. Phân lân nung chảy Ninh Bình được sản xuất bằng phương pháp nhiệt với tổng các chất dinh dưỡng rất cao. Thành phần chính của phân lân nung chảy Ninh Bình gồm: Chất dinh dưỡng lân hữu hiệu (P205) 15 - 17% ; CaO 28 - 34%; Mg0 16 - 20%; Si02 25 - 30% và chất vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo…

Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính chất khử chua, ém phèn rất tốt do tổng chất vôi (CaO, MgO) chiếm tới 50% thành phần của lân nung chảy giúp cho bà con không phải dùng vôi bột để khử chua.

Phân lân nung chảy Ninh Bình có khả năng cố định sắt và nhôm nên cho hiệu quả rất cao trên đất phèn, đất phèn nhiễm mặn. Phân còn giúp thúc đẩy nhanh khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật (nhất là rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch) tạo cho đất có kết cấu tơi, xốp, giữ nước và giữ phân tốt hơn, nâng cao hiệu quả phân bón.

Chất canxi sẽ giúp quá trình trao đổi chất giữa bên trong, ngoài tế bào, giúp cây trồng tổng hợp prôtit và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Chất ma nhê là thành phần chính tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp tốt sẽ duy trì bộ lá xanh bền, tăng tuổi thọ lá (nhất là lá đòng) giúp cây tăng khả năng tổng hợp prôtit, chất đường, chất béo.

Chất silic đặc biệt quan trọng tạo lên cấu trúc thành vách của tế bào, tạo cho thân cây cứng, chắc chắn hơn giúp cây chống đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Đây là một trong nhiều mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình thành công được nông dân ghi nhận, đánh giá cao và rất cần được khuyến cáo mở rộng trong sản xuất. Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng năng suất và sản xuất bền vững là bài toán cần được quan tâm.


Ngôi làng có gần 30% hộ dân thường xuyên đi thuê ruộng canh tác Ngôi làng có gần 30% hộ dân thường… Công nghệ sinh thái lợi đôi đường Công nghệ sinh thái lợi đôi đường