Mô hình kinh tế Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nệm Lót Sinh Học Ở Vĩnh Thủy

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nệm Lót Sinh Học Ở Vĩnh Thủy

Ngày đăng 31/10/2013

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nệm Lót Sinh Học Ở Vĩnh Thủy

Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm.

Ông Phan Ngọc Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy cho biết: “Năm 2012, trong một chuyến tham quan do UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức ra các tỉnh miền Bắc học tập các mô hình kinh tế, đến tỉnh Bắc Giang tôi bị thuyết phục bởi các mô hình chăn nuôi lợn và gà bằng việc sử dụng trấu, mùn cưa, bột ngô, cám để làm chất độn chuồng sau đó phun chế phẩm sinh học lên bề mặt nệm lót tạo thành chất men vi sinh phân giải phân, nước tiểu, làm giảm mùi hôi thối, ruồi muỗi. Chất độn chuồng này còn tạo thành một loại protein có lợi, trở thành thức ăn sinh thái tốt cho vật nuôi nên không chỉ giúp vật nuôi tăng trọng tốt mà còn giảm tỷ lệ mắc bệnh. Nhiều tác dụng như vậy nhưng quy trình thực hiện cách chăn nuôi bằng nệm lót sinh học lại rất đơn giản, dễ áp dụng; vật liệu rẻ phù hợp với trình độ và túi tiền của nông dân”.

Sau khi học được “bí quyết” chăn nuôi từ những nông hộ ở Bắc Giang, ông Nghĩa đã liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang xin tài liệu nghiên cứu và nhanh chóng triển khai cho cán bộ UBND xã Vĩnh Thủy để mở lớp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn. Để xây dựng mô hình điểm, xã trích nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương để hỗ trợ kinh phí cho 40 hộ chăn nuôi trong xã làm điểm áp dụng mô hình.

Vừa được hướng dẫn kỹ thuật vừa được hỗ trợ tiền xây dựng mô hình, những nông dân đầu tiên trên địa bàn xã nhanh chóng xây dựng mô hình. Theo chị Lê Thị Hồng, thôn Thủy Ba Tây, lúc đầu chị làm thử ở một ô chuồng nuôi lợn rộng 16 m2 bằng cách trộn 20 bao trấu, 10 bao mùn cưa, 15 kg cám (giá 150 ngàn đồng); 10 cân bột ngô (100 ngàn đồng) và 1 kg men sinh học (65 ngàn đồng). Tổng chi phí cho tấm nệm lót sinh học nuôi 10 con lợn/lứa của chị Hồng hết 315 ngàn đồng (trấu và mùn cưa có sẵn), sau khi nuôi 2 lứa lợn trên ô chuồng áp dụng mô hình này so với những ô chuồng chưa áp dụng ở gia trại, chị Hồng nhận thấy ở ô chuồng có nệm lót sinh học, phân lợn bớt hôi ngay từ lúc lợn vừa thải ra ngoài. Hơn 6 tháng qua chị Hồng không phải mất công dọn dẹp vệ sinh chuồng hay tắm rửa cho lợn nhưng lợn vẫn sạch sẽ, tăng trọng nhanh. Vì vậy, đợt này chị Hồng quyết định đầu tư làm nệm lót sinh học cho 5 ô chuồng còn lại.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chưa đầy một năm sau khi xây dựng mô hình chăn nuôi bằng nệm lót sinh học cho 40 hộ chăn nuôi đầu tiên, trước hiệu quả thiết thực của mô hình, tổ chức Tầm nhìn Thế giới ở huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ 30 hộ chăn nuôi khác ở Vĩnh Thủy (1 triệu đồng/ hộ) để xây dựng mô hình, UBND xã Vĩnh Thủy hỗ trợ kinh phí cho 52 hộ chăn nuôi tiếp theo để nhân rộng mô hình. Với chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương, sau khi được cán bộ xã tập huấn kiến thức và rút kinh nghiệm từ những hộ xây dựng điểm, nhiều người chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn xã cũng nhanh chóng đầu tư vốn để áp dụng mô hình. Anh Lê Văn Anh, thôn Thủy Ba Tây chăn nuôi từ 200 - 300 con lợn thịt/lứa; 15 lợn nái đang chuẩn bị vật liệu để làm nệm lót sinh học cho toàn bộ hệ thống chuồng trong khu trang trại chăn nuôi của anh.

Anh Anh cho biết: “Ngoài ưu điểm về giảm ô nhiễm môi trường, mô hình chăn nuôi bằng nệm lót sinh học tiết kiệm được 10% lượng thức ăn công nghiệp; 60% chi phí công vệ sinh, dọn dẹp; giảm chi phí vắc xin, điện nước. Tính ra, lợi nhuận sẽ tăng 100 ngàn đồng/con lợn thịt. Chỉ làm một phép tính đơn giản, mỗi lứa lợn tôi cũng đã lãi từ 20 - 30 triệu đồng mà lại đỡ vất vả hơn trước nhiều. Vì vậy, tôi phải đầu tư ngay”. Đáng chú ý là sau vài chu kỳ nuôi, nệm lót phải được thay mới nhưng toàn bộ nệm lót cũ là nguồn phân hữu cơ sinh học rất tốt cho các loại cây trồng và giúp cải tạo đất.

Có thể thấy mô hình chăn nuôi trên nệm lót sinh học ở xã Vĩnh Thủy mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Đây là mô hình chăn nuôi cần được nhân rộng ra các địa phương khác để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp.Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm.

Ông Phan Ngọc Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy cho biết: “Năm 2012, trong một chuyến tham quan do UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức ra các tỉnh miền Bắc học tập các mô hình kinh tế, đến tỉnh Bắc Giang tôi bị thuyết phục bởi các mô hình chăn nuôi lợn và gà bằng việc sử dụng trấu, mùn cưa, bột ngô, cám để làm chất độn chuồng sau đó phun chế phẩm sinh học lên bề mặt nệm lót tạo thành chất men vi sinh phân giải phân, nước tiểu, làm giảm mùi hôi thối, ruồi muỗi. Chất độn chuồng này còn tạo thành một loại protein có lợi, trở thành thức ăn sinh thái tốt cho vật nuôi nên không chỉ giúp vật nuôi tăng trọng tốt mà còn giảm tỷ lệ mắc bệnh. Nhiều tác dụng như vậy nhưng quy trình thực hiện cách chăn nuôi bằng nệm lót sinh học lại rất đơn giản, dễ áp dụng; vật liệu rẻ phù hợp với trình độ và túi tiền của nông dân”.

Sau khi học được “bí quyết” chăn nuôi từ những nông hộ ở Bắc Giang, ông Nghĩa đã liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang xin tài liệu nghiên cứu và nhanh chóng triển khai cho cán bộ UBND xã Vĩnh Thủy để mở lớp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn. Để xây dựng mô hình điểm, xã trích nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương để hỗ trợ kinh phí cho 40 hộ chăn nuôi trong xã làm điểm áp dụng mô hình.

Vừa được hướng dẫn kỹ thuật vừa được hỗ trợ tiền xây dựng mô hình, những nông dân đầu tiên trên địa bàn xã nhanh chóng xây dựng mô hình. Theo chị Lê Thị Hồng, thôn Thủy Ba Tây, lúc đầu chị làm thử ở một ô chuồng nuôi lợn rộng 16 m2 bằng cách trộn 20 bao trấu, 10 bao mùn cưa, 15 kg cám (giá 150 ngàn đồng); 10 cân bột ngô (100 ngàn đồng) và 1 kg men sinh học (65 ngàn đồng). Tổng chi phí cho tấm nệm lót sinh học nuôi 10 con lợn/lứa của chị Hồng hết 315 ngàn đồng (trấu và mùn cưa có sẵn), sau khi nuôi 2 lứa lợn trên ô chuồng áp dụng mô hình này so với những ô chuồng chưa áp dụng ở gia trại, chị Hồng nhận thấy ở ô chuồng có nệm lót sinh học, phân lợn bớt hôi ngay từ lúc lợn vừa thải ra ngoài. Hơn 6 tháng qua chị Hồng không phải mất công dọn dẹp vệ sinh chuồng hay tắm rửa cho lợn nhưng lợn vẫn sạch sẽ, tăng trọng nhanh. Vì vậy, đợt này chị Hồng quyết định đầu tư làm nệm lót sinh học cho 5 ô chuồng còn lại.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chưa đầy một năm sau khi xây dựng mô hình chăn nuôi bằng nệm lót sinh học cho 40 hộ chăn nuôi đầu tiên, trước hiệu quả thiết thực của mô hình, tổ chức Tầm nhìn Thế giới ở huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ 30 hộ chăn nuôi khác ở Vĩnh Thủy (1 triệu đồng/ hộ) để xây dựng mô hình, UBND xã Vĩnh Thủy hỗ trợ kinh phí cho 52 hộ chăn nuôi tiếp theo để nhân rộng mô hình. Với chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương, sau khi được cán bộ xã tập huấn kiến thức và rút kinh nghiệm từ những hộ xây dựng điểm, nhiều người chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn xã cũng nhanh chóng đầu tư vốn để áp dụng mô hình. Anh Lê Văn Anh, thôn Thủy Ba Tây chăn nuôi từ 200 - 300 con lợn thịt/lứa; 15 lợn nái đang chuẩn bị vật liệu để làm nệm lót sinh học cho toàn bộ hệ thống chuồng trong khu trang trại chăn nuôi của anh.

Anh Anh cho biết: “Ngoài ưu điểm về giảm ô nhiễm môi trường, mô hình chăn nuôi bằng nệm lót sinh học tiết kiệm được 10% lượng thức ăn công nghiệp; 60% chi phí công vệ sinh, dọn dẹp; giảm chi phí vắc xin, điện nước. Tính ra, lợi nhuận sẽ tăng 100 ngàn đồng/con lợn thịt. Chỉ làm một phép tính đơn giản, mỗi lứa lợn tôi cũng đã lãi từ 20 - 30 triệu đồng mà lại đỡ vất vả hơn trước nhiều. Vì vậy, tôi phải đầu tư ngay”. Đáng chú ý là sau vài chu kỳ nuôi, nệm lót phải được thay mới nhưng toàn bộ nệm lót cũ là nguồn phân hữu cơ sinh học rất tốt cho các loại cây trồng và giúp cải tạo đất.

Có thể thấy mô hình chăn nuôi trên nệm lót sinh học ở xã Vĩnh Thủy mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Đây là mô hình chăn nuôi cần được nhân rộng ra các địa phương khác để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp.


Mở Hướng Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Trên Đất Cảng Mở Hướng Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế… Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn