Mô hình kinh tế Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Ngày đăng 14/10/2012

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Đây là tín hiệu tốt để nhân dân phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ để phát triển kinh tế gia đình.

 
Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình. 
Gia đình ông Tòng Văn Hóa, bản Vỉa Cầm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai là một trong những hộ đầu tiên của huyện nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Sơn La năm 2010. Ông Hóa cho biết, nuôi cá lồng không khó. Thức ăn cho chúng đơn giản là lá chuối, ngô sắn trên nương nhà. Nếu như lúc thả là cá chép, hay trắm cỏ chỉ to bằng nửa cổ tay, thì sau 6 tháng bắt lên bán mỗi con đã nặng 3 kg. Trừ chi phí giống vốn, công lao khoảng 8 triệu đồng, mỗi lồng cá bà con còn lãi bỏ túi 15 triệu đồng. Đặc biệt cá bán rất dễ, vì nói đến cá lòng hồ ai cũng thích. Gia đình ông dưới nuôi cá, trên mặt lồng khoanh lưới nuôi vịt, hiệu quả kinh tế cao gấp đôi. 
Do nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên đến nay xã Chiềng Bằng đã có gần 40 hộ nuôi cá lồng, thay vì một vài hộ lúc đầu. Và bà con cũng rất sáng tạo trong cách đóng lồng nuôi cá. Nếu như trước đây lồng cá chủ yếu làm bằng tre vây kín, thì nay là lưới nhựa, khung thép, ống kẽm và tre. Phao nâng lồng bằng phi nhựa, đảm bảo chắc chắn. Mỗi lồng cá diện tích 30 m2 - dưới thì nuôi cá, trên thì thả vịt, xem ra lại rất hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Ông Tòng Văn Tam, Phó Chủ tịch xã Chiềng Bằng cho hay, vừa qua xã đã thành lập Hợp tác xã thủy sản Chiềng Bằng để phát triển mạnh mô hình nuôi cá lồng, hướng tới toàn bộ bà con xã Chiềng Bằng sẽ tham gia trực tiếp nuôi cá và nuôi vịt để chuyển đổi mục đích, từ trồng lúa nước sang chăn nuôi ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. 
Để hỗ trợ bà con nuôi cá lồng, thông qua các dự án, chương trình như 30a, huyện Quỳnh Nhai đã giúp bà con giống vốn, kỹ thuật để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với thả thủy cầm. 
Ông Điêu Chính Hải, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai cho biết: “Người dân tận dụng được sản phẩm phụ của nông nghiệp và công nhàn rỗi, chứ không phải đầu tư hẳn một vài người chăm bón cho cá nên lợi thế rất là cao”. 
Việc phát triển mô hình nuôi cá lồng ở xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó còn giúp bà con ở đây khai thác tốt lợi thế mặt nước và sự phong phú đa dạng thuỷ sinh vật trong nuôi, thả cá. 
Một tín hiệu vui nữa là mới đây, Hội thảo nuôi trồng thủy sản do Tỉnh ủy Sơn La phối hợp với Bộ thủy sản tổ chức đã khẳng định: Hồ thủy điện Sơn La có thể nuôi được cá tầm, có giá tới vài trăm nghìn đồng 1 kg.


Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi… Trồng Xen, Nuôi Xen - Giải Pháp Ổn Định Và Phát Triển Vườn Dừa Ở Bến Tre Trồng Xen, Nuôi Xen - Giải Pháp Ổn…