Hoài Nhơn giành thắng lợi vụ Hè Thu
Thấp thỏm với một vụ lúa với thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, nhưng đến thời điểm hiện nay đa số nông dân ở Hoài Nhơn đã thở phào nhẹ nhõm khi thu hoạch xong lúa Hè Thu và năng suất đạt khá cao. Bà Huỳnh Thị Phúc, ở thôn Khánh Trạch, xã Hoài Mỹ, phấn khởi: “Khi lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển mạnh thì hạn hán lên đỉnh điểm, nhiều vùng ruộng chân cao thiếu nước, nông dân gần như mất ăn, mất ngủ.
Tuy nhiên, nhờ HTXNN điều tiết nước tưới hợp lý nên cuối vụ năng suất lúa nhà tôi cũng đạt gần 350 kg/sào”.
Lường trước nguy cơ hạn hán trong vụ Hè Thu, nên ngay từ đầu vụ, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, khuyến cáo của các ngành chức năng, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động khoanh vùng những nơi có nguy cơ thiếu nước để chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn và đã chuyển đổi 270 ha đất lúa thiếu nước sang trồng bắp, mì, đậu phụng, mè…, còn ở một số vùng thiếu nước sản xuất đầu vụ thì thực hiện gieo khô chờ mưa.
Mặc khác, đối với lúa vụ Hè, nông dân sử dụng các loại giống có thời gian sinh trưởng trung, ngắn ngày để rút ngắn lịch thời vụ, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước.
Song song với việc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, một trong những yếu tố góp phần tăng năng suất lúa Hè Thu là việc sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).
Trong vụ này, toàn huyện đã thực hiện 56 CĐML và cánh đồng tiên tiến với diện tích trên 1.300 ha, năng suất bình quân ước gần 63 tạ/ha, cao hơn 3 tạ/ha so với bình quân chung của vụ. Trong đó, các CĐML ở Hoài Mỹ có năng suất cao, như giống TH3-3 đạt 72,5 tạ/ha, giống TBR1, Vật tư Nghệ An 2 và Q5 đạt 71 - 72 tạ/ha; ở xã Hoài Xuân giống TBR1 đạt 68 tạ/ha…
Ông Phan Ngọc Trương, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Châu, cho biết: “Vụ Hè Thu năm nay, địa phương đã triển khai 2 CĐML tổng diện tích 35 ha, sản xuất bằng giống lúa lai Nhị Ưu 838. Nhờ có hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, chủ động được nước tưới nên năng suất lúa đạt gần 70 tạ/ha, tăng 4 tạ/ha so với ruộng ngoài CĐML”.
Một thành công đáng kể góp phần quyết định năng suất lúa trong vụ này là các ngành chức năng ở địa phương đã tập trung triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời.
Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hoài Nhơn, đã có trên 120 ha lúa bị nhiễm rầy nâu và rầy lưng trắng, trong đó có 100 ha bị nhiễm rầy nặng được hỗ trợ thuốc phòng trừ nên đã hạn chế dịch lây lan và giảm nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ. Vì vậy tình hình sâu bệnh phát sinh trong vụ giảm rõ rệt so với các năm trước.
Bà con nông dân cũng đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp dập tắt được dịch rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại ở cuối vụ...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ