Khẩn trương thống kê diện tích nuôi thủy sản có nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn
Theo đó, Sở NN&PTNT Hậu Giang đề nghị các phòng kinh tế, NN&PTNT các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh khẩn trương thống kê lại diện tích đang nuôi thủy sản trên địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn; khuyến cáo các hộ đang nuôi thủy sản thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, diễn biến xâm nhập mặn để chủ động điều chỉnh lịch mùa vụ thả giống và có biện pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời theo hướng dẫn của ngành chức năng; tuyên truyền và hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản áp dụng các biện pháp ứng phó với mặn, như tích trữ nước ngọt phục vụ nuôi thủy sản, đắp các đập, gia cố bờ bao, cống bọng, quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, định kỳ 7 - 10 ngày sử dụng một số hóa chất, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Trường hợp cần thiết phải thay nước cho ao nuôi trong điều kiện nguồn nước cấp có độ mặn trên 5%o thì người nuôi cần thực hiện thay nước từ từ. Riêng đối với cá nuôi lồng bè cần chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến của độ mặn trên các tuyến kênh, sông để chủ động có biện pháp di dời lồng bè đến vùng nuôi an toàn, hoặc chuyển các đối tượng nuôi vào hệ thống các ao đất. Trường hợp các đối tượng nuôi đến thời điểm có thể thu hoạch được thì chủ động tiến hành thu hoạch ngay khi độ mặn tăng cao kéo dài.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ