Mô hình kinh tế Khô khốc những cánh đồng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Khô khốc những cánh đồng

Ngày đăng 09/06/2015

Khô khốc những cánh đồng

Bơm nước ngầm cứu cây

Lấy tay quệt những giọt mồ hôi rịn ra trên trán, lão nông Nguyễn Văn Nam, (thôn 3, xã Bình Dương, Thăng Bình) nói: “Gần 2 tuần ni trời chẳng mưa. Gia đình tôi phải tranh thủ dậy từ lúc gà gáy canh ba để bơm nước ngầm tưới 3 sào mè vì ban ngày điện yếu không thể tưới tiêu gì được”. Tờ mờ sáng, nhiều nông dân đã kéo ống dây từ nhà ra đồng để cứu các loại cây trồng trên cạn.

Theo người dân, mỗi sào mè sau hơn 2 tháng chăm sóc, có thể cho thu hoạch 16kg, bán khoảng 500 nghìn đồng, trong khi tiền điện cho việc bơm nước tưới cây đã tốn hết vài trăm nghìn đồng. Nếu không đưa nước vào, chắc chắn hoa màu sẽ chết.

Ông Phan Phước Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết, riêng cánh đồng thôn 1 của xã hơn 60ha nhưng vụ hè thu chỉ mới sản xuất được 10ha, còn lại hoang hóa. Toàn bộ 130ha canh tác vụ hè thu của xã hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời; việc xây ao, hồ thu gom nước nhỉ phục vụ tưới tiêu chỉ đáp ứng một phần diện tích ít ỏi. Phần lớn các thôn trong xã không có hệ thống thủy lợi kiên cố. Giai đoạn 2010 - 2015, Bình Dương chỉ đầu tư có 3 ao thu gom nước nhỉ bằng nguồn vốn Chương trình 257 của Chính phủ và mới kiên cố 1,3/7,5km kênh mương nội đồng.

Vì phụ thuộc vào nước trời nên vụ hè thu năm nay hàng chục héc ta lúa đã chuyển sang cây trồng trên cạn. Trong khi đó, diện tích trồng các loại rau màu tiếp tục giảm như cây đậu phụng từ 160ha xuống còn 134ha, khoai lang từ 220ha xuống còn dưới 180ha. “Diện tích canh tác giảm mà nguyên nhân chính là thiếu nước nghiêm trọng.

Nhiều sào ruộng có tổng chi phí tiền điện để bơm nước tưới trong quá trình sản xuất tương đương với tiền bán nông sản sau thu hoạch. Bản thân tôi canh tác vụ này chỉ vì tiếc ruộng bỏ hoang, chứ lãi lời gì về kinh tế” – ông Sơn nói. Theo chính quyền xã Bình Dương, nếu ngành thủy lợi huyện, tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống dẫn nước kênh thủy lợi Phú Ninh từ xã Bình Giang qua sông Trường Giang, thì ít nhất cánh đồng rộng 30ha ở thôn 2 sẽ không bị bỏ hoang vụ hè thu.

Lãng phí nước thủy lợi

Thời điểm này, một số xã vùng cát huyện Thăng Bình bước vào vụ gieo sạ hè thu, nhưng thiếu nước trên diện rộng. Nghịch lý ở chỗ, tình trạng thiếu nước không phải do các hồ chứa không đủ năng lực tưới tiêu mà một phần do hệ thống kênh mương nội đồng xuống cấp, dẫn đến thất thoát nguồn nước rất lớn.

Thời gian qua, các doanh nghiệp khai thác thủy lợi vừa và nhỏ vẫn thu thủy lợi phí dựa theo diện tích canh tác, nhưng nguồn vốn tái đầu tư hệ thống thủy lợi rất hạn chế. Trong khi các nơi tận dụng được thủy lợi tổ chức xuống giống rầm rộ thì nông dân xã Bình Dương vẫn chưa rục rịch gì. Những cánh đồng lúa cho năng suất hơn 55 tạ/ha vụ đông xuân, bây giờ hoàn toàn chuyển sang trồng khoai lang, mè.

Xã Bình Giang nằm cuối dòng kênh Phú Ninh, nguồn nước dẫn về đến tận nơi nhưng không phải vùng nào cũng chủ động được nước tưới. Do không có hệ thống kênh thủy lợi và đập kiên cố nên nước dẫn về Bình Giang thất thoát rất lớn. Mỗi năm, nông dân địa phương phải tự nguyện bỏ tiền ra làm con đập bằng bao tải độn cát nhưng vẫn không giữ được nước.

Việc đầu tư một con đập kiên cố vượt ngoài khả năng của người dân. Để chống hạn lâu dài, nguyện vọng của người dân và chính quyền địa phương là cần có một bờ đập để tưới cho 300ha của xã Bình Giang và hàng trăm héc ta của xã Bình Triều. Nông dân ở thôn 3 xã Bình Giang cho biết: “Nắng hạn khô khốc, chúng tôi quý từng giọt nước, thế mà đành nuối tiếc nhìn nước thủy lợi Phú Ninh vẫn chảy ra sông, gây lãng phí rất lớn. Dòng kênh N25 (đoạn xã Bình Giang) chạy gần đến sông Trường Giang đã được đào cách đây hơn 30 năm.

Hàng nghìn héc ta lúa của các xã Bình Giang, Bình Triều và Bình Dương phụ thuộc lớn vào nguồn nước tưới con kênh này. Bị nhiều đợt lũ lụt bồi lấp nhưng dòng kênh này chưa được nạo vét do thiếu kinh phí; hai bên bờ không được kè kiên cố nên thất thoát lượng nước rất lớn. Thêm nữa, hồ chứa nước nhỉ thì xây khá lâu nhưng lại thiếu kênh dẫn nước ra đồng.

Ông Nguyễn Xuân Vũ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, sắp đến ngành nông nghiệp địa phương xin chủ trương tỉnh khai thông dòng kênh, xây đập để chống hạn. Khi nguồn nước đảm bảo, sẽ tiến hành dẫn nước qua xã Bình Dương. Được biết, mỗi héc ta dùng nước thủy lợi người dân phải nộp phí 400 nghìn đồng, mùa khô hạn này Thăng Bình đóng thủy lợi phí hơn 6 tỷ đồng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng Liên kết sản xuất lúa… Đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy vụ mùa Đẩy nhanh tiến độ làm…